Trước những diễn biến mới của dịch COVID-19 ở Việt Nam và trên thế giới, ngày 9/3, tại Hà Nội, các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Y tế tổ chức ra mắt 2 ứng dụng (app) gồm: Ứng dụng NCOVI dành cho người dân Việt Nam và Ứng dụng Vietnam health declaration dành cho người nhập cảnh vào Việt Nam.



Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona phát biểu tại Lễ ra mắt. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Đây là hoạt động giúp các công dân Việt Nam và người nhập cảnh vào Việt Nam nắm bắt được đầy đủ thông tin, các khuyến cáo về phòng, chống dịch bệnh từ Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế, giúp người dân chủ động phòng tránh dịch hiệu quả.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19; Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng; Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long dự buổi ra mắt.

Công cụ đắc lực trợ giúp phòng, chống dịch

Ứng dụng NCOVI và Vietnam health declaration được sử dụng để khai báo y tế nhằm tìm ra các trường hợp cần chú ý để đảm bảo phòng chống dịch một cách chủ động. Dựa trên dữ liệu ứng dụng này gửi về, hệ thống y tế Việt Nam sẽ biết được các trường cần được chú ý để bảo đảm hỗ trợ y tế nhanh, hiệu quả nhất có thể.

Theo đó, ứng dụng NCOVI được các Bộ: Y tế, Thông tin và Truyền thông khuyến nghị toàn dân sử dụng. Người dân cung cấp các thông tin cá nhân, tình hình sức khỏe của bản thân trong mục "Khai báo y tế toàn dân" ở màn hình chính. Bên cạnh đó, người dân có thể thường xuyên cập nhật tình hình dữ liệu ở màn hình "Theo dõi sức khỏe". Ứng dụng còn là kênh chính thức để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gửi các khuyến cáo tới người dân. Vì vậy, các cơ quan chức năng đề nghị người dân thường xuyên sử dụng ứng dụng này.

Chú thích ảnh
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu tại Lễ ra mắt. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Vietnam health declaration là ứng dụng được các Bộ: Y tế, Thông tin và Truyền thông khuyến nghị người nhập cảnh vào Việt Nam sử dụng để khai báo y tế. Người sử dụng cần điền các thông tin cá nhân; thường xuyên cập nhật tình hình sức khỏe của bản thân. Ứng dụng còn là kênh chính thức để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền gửi các khuyến phòng, chống dịch tới người sử dụng; vì vậy, các cơ quan chức năng đề nghị người sử dụng thường xuyên cập nhật dữ liệu và kiểm tra thông tin mới trên ứng dụng.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Các ứng dụng này là công cụ đắc lực giúp nhà quản lý, người dân chủ động phòng tránh dịch hiệu quả.

Góp sức phòng, chống dịch

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nêu rõ: Trước đây, trong giai đoạn kháng chiến, toàn dân Việt Nam đã đoàn kết, cùng nhau chiến thắng. Giờ đây, đúng với tinh thần Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói: "Chống dịch như chống giặc”, toàn dân ta lại tập trung chống dịch COVID – 19 và đã đạt được kết quả bước đầu.

Chú thích ảnh
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long phát biểu. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Hiện Việt Nam đang bước vào giai đoạn hai của cuộc chiến. Dịch COVID-19 đã vào Việt Nam từ nhiều phía, vì vậy chúng ta cần cảnh giác, quyết tâm, tự tin hơn. Tự tin bởi giai đoạn một chúng ta đã có kinh nghiệm, lường trước mọi tình huống với sự tham gia của người dân. Ở đâu có dịch, ở đó có người dân tham gia phòng, chống. Chúng ta có hệ thống chính trị điều hành thống nhất, dưới sự điều hành của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ... Chúng ta có lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh; có lực lượng thầy thuốc với nhiều chuyên gia giỏi; hợp tác quốc tế rộng khắp – Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, bước vào giai đoạn hai của cuộc chiến chống dịch COVID -19, người dân có thể tham gia bằng nhiều việc làm, nhiều hình thức, trong đó có việc tham gia cung cấp thông tin, tương tác hai chiều với cơ quan quản lý về sức khỏe. Khai báo y tế đối với của người nước ngoài khi vào Việt Nam là bắt buộc, nếu không khai báo hay khai báo không trung thực là vi phạm pháp luật và phải xử lý. Đối với ứng dụng khai báo y tế, với thông điệp "Toàn dân chống dịch”, người dân có thể cung cấp thông tin và tương tác hai chiều giữa từng người dân và cơ quan y tế. Thông tin của người dân sẽ được Nhà nước quản lý chặt chẽ, giúp cho công tác phòng chống dịch.

Phó Thủ tướng cho rằng: Đã có nhiều ứng dụng hay về phòng, chống dịch COVID -19 nhưng chưa mang tính chỉ dẫn, chưa có tính ràng buộc về giá trị. Bên cạnh đó, nhiều ứng dụng không được các cơ quan chức năng quản lý, thông tin cá nhân không được cung cấp cho cơ quan quản lý y tế, dẫn đến sự lãng phí, thậm chí bị lạm dụng. Các ứng dụng do Bộ Thông tin và Truyền thông, cùng các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam xây dựng là kênh thông tin chính thức của Nhà nước Việt Nam, có cả bản đồ vùng dịch, cập nhật về tình hình và chỉ dẫn trong các tình huống phát sinh dịch bệnh. 

Chú thích ảnh
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona và các đại biểu xem trình bày Demo về 2 ứng dụng. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Hiện có 6 doanh nghiệp công nghệ thông tin tham gia xây dựng các ứng dụng trên. Phó Thủ tướng kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp công nghệ thông tin, dưới sự chủ trì của Bộ Thông tin và Truyền thông, sẽ cùng tham gia xây dựng, phát triển ứng dụng. Sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp giúp sớm đạt được sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp công nghệ thông tin để giải quyết các vấn đề khó khăn của đất nước. Sự nâng cấp, mở rộng ứng dụng này là không giới hạn trong việc cung cấp thông tin cho cơ quan y tế trong trường hợp cần thiết cho công tác phòng, chống dịch.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng kêu gọi người dân hãy sử dụng các ứng dụng cung cấp thông tin y tế để đóng góp tích cực cho công tác phòng, chống dịch; cung cấp thông tin trung thực sẽ góp phần chống dịch tốt hơn. "Khi có giặc, có khó khăn, người Việt Nam sẽ nắm chặt tay nhau với cùng vượt qua. Mong mọi người dân sẽ sử dụng ứng dụng này để góp phần tích cực trong phòng, chống dịch. Đây không phải ứng dụng bắt buộc, ràng buộc mọi người phải tham gia nhưng khuyến nghị mọi người dân tham gia ứng dụng này” – Phó Thủ tướng chia sẻ.


                                    TheoBaotintuc.vn

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục