(HBĐT) - Những năm qua, xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ là một nội dung quan trọng trong 3 đột phá chiến lược nhiệm kỳ 2015 - 2020 được Đảng bộ, chính quyền huyện Yên Thủy tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả. Trong đó, việc huy động các nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông, công nghệ thông tin (CNTT) được xác định là nhiệm vụ then chốt để phục vụ hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, tạo động lực thúc đẩy KT-XH ngày một phát triển.


 Nhờ huy động hiệu quả các nguồn lực, đến nay, 100% đường đến trung tâm xã của huyện Yên Thủy đã được cứng hóa. 

Bí thư Huyện ủy Bùi Trung Kiên đánh giá: Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, đầu nhiệm kỳ, toàn huyện mới có 4/12 xã đạt tiêu chí số 2 về giao thông. Đảng bộ huyện xác định rõ, phát triển hạ tầng giao thông là tiền đề quan quan trọng để mở mang giao thương, phát triển KT-XH. Trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, nhưng nhu cầu vốn đầu tư phát triển mạng lưới giao thông rất lớn để hoàn thành mục tiêu đề ra, cùng với nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, huyện đã huy động tối đa nguồn lực từ các tổ chức, doanh nghiệp. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để người dân phát huy tốt vai trò chủ thể trong chương trình xây dựng NTM. 5 năm qua (2015 - 2020), kết cấu hạ tầng giao thông được chú trọng đầu tư xây dựng, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH, phục vụ hiệu quả sinh hoạt, sản xuất và đời sống dân cư trên địa bàn.

Cùng với tuyến đường Hồ Chí Minh và quốc lộ 12B được xây dựng, cải tạo, nâng cấp, nhiệm kỳ 2015 - 2020, huyện đã nâng cấp cải tạo, sửa chữa được 91,11 km đường, tổng giá trị trên 125 tỷ đồng; cứng hoá 18,86 km đường giao thông nông thôn, tổng kinh phí 17,78 tỷ đồng. Với kết quả đó, đến nay, 100% đường đến trung tâm xã, 76,19% đường huyện, 80,2% đường trục xã, 67,75% đường trục thôn, xóm, 57,19% đường ngõ xóm được bê tông hóa theo tiêu chuẩn.

Đi đôi với đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng giao thông, cấp ủy, chính quyền huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, quyết định, kế hoạch của T.Ư, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Đảng, giai đoạn 2015-2020; phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025 nhằm xây dựng chính quyền điện tử hiệu quả, gắn kết chặt chẽ với chương trình cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn.

Trưởng phòng VH-TT huyện Trần Trung Kiên cho biết: Ngay sau khi rà soát, đánh giá, điều chỉnh, bổ sung các quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng đối với hệ thống CNTT như: Hệ thống phần mềm một cửa điện tử; cổng dịch vụ công trực tuyến; hệ thống phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức; cơ sở dữ liệu về thủ tục hành chính; quy chế, quy định liên quan đến bảo đảm an toàn an ninh thông tin; quy trình giải quyết công việc, xử lý các thủ tục hành chính liên thông điện tử giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện, công tác tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu về Cổng dịch vụ công trực tuyến được tăng cường nhằm tạo thuận lợi và thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ do cơ quan Nhà nước cung cấp qua môi trường mạng mức độ 3, mức độ 4. Tổ chức phát triển nguồn nhân lực thông qua các hội thảo, khóa đào tạo để nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức. Đồng thời, ưu tiên bố trí kinh phí để triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan, đơn vị, địa phương. Đến nay, hầu hết các văn bản đi, đến cấp huyện, cấp xã được cập nhật, xử lý, trao đổi trên môi trường mạng. UBND huyện và các xã, thị trấn đã sử dụng chữ ký số chuyên dùng của tổ chức để trao đổi văn bản điện tử trên môi trường mạng. Đa số các thủ tục hành chính được tiếp nhận, giải quyết thông qua phần mềm một cửa điện tử. Các đơn vị, địa phương ứng dụng hiệu quả việc giải quyết thủ tục hành chính mức độ 3, mức độ 4.

Nhờ đẩy mạnh phát triển hệ thống hạ tầng giao thông và thực hiện hiệu quả chương trình ứng dụng CNTT trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, từ năm 2015 đến nay, huyện đã thu hút 9 dự án, số vốn đăng ký trên 5.800 tỷ đồng. Trong nhiệm kỳ có thêm 3 xã về đích NTM, theo đó, toàn huyện có 6 xã đạt chuẩn NTM. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,7%. Đời sống người dân được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân của huyện đạt 41,06 triệu đồng/người/năm.

 

Đức Phượng


Các tin khác


Vụ cháy rừng tại Yên Bái: Đốt cỏ ở bãi chăn thả gia súc làm cháy lan sang diện tích rừng

Đến 15 giờ 30 phút ngày 26/3, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xác định nguyên nhân và diện tích thiệt hại trong vụ cháy rừng xảy ra tại các bản Dào Cu Nha, Hú Trù Lình, xã Lao Chải.

Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục