(HBĐT) - Sau 2 năm có dịp trở lại, cảng Thung Nai, xã Thung Nai (Cao Phong) đã thay đổi nhiều, từ việc đón khách, công tác ANTT, vệ sinh môi trường, quang cảnh của cảng. Ngay từ đầu đường rẽ vào cảng là lực lượng an ninh trực hướng dẫn du khách không được đến bến cóc, bến dù không đảm bảo an toàn đường thủy. Bên trong cảng không còn cảnh bán hàng chen lấn vào lối đi của du khách, rác thải được thu gom sạch sẽ, tạo môi trường trong lành cho cảng.


Cảng Thung Nai (Cao Phong) không còn cảnh bán hàng ngay lối đi lại của du khách.

Ông Lương Công Thảo, Trưởng bến cảng Thung Nai cho biết: Ngay từ đầu mùa lễ hội, chúng tôi chuẩn bị kỹ lưỡng về công tác vệ sinh môi trường, ANTT, an toàn giao thông để đón khách. Đặc biệt năm nay, tất cả các du khách đến cảng đều phải thực hiện nghiêm túc công tác phòng, chống dịch Covid-19. Du khách bắt buộc phải đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn. Nhân viên của cảng kiểm tra thân nhiệt tất cả du khách. Trong cảng, xe được hướng dẫn đỗ ngăn nắp, thuận tiện cho du khách ra vào. Các thùng rác công cộng bố trí thuận tiện, hợp vệ sinh, mỹ quan từ sân đến bến, không còn cảnh vứt rác bừa bãi. Ngày 2 lần, tổ vệ sinh môi trường của cảng quét dọn, thu gom rác và phân loại, sau đó, đơn vị thu gom rác của huyện Cao Phong vào chở rác đi xử lý. Trên loa phát thanh của cảng thường xuyên tuyên truyền du khách thực hiện nếp sống văn minh, bảo vệ môi trường, bỏ rác thải đúng nơi quy định, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa, túi nilon, xả rác bừa bãi ra môi trường. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh, ANTT, an toàn giao thông đường thủy nội địa. Từ đó, ý thức của người kinh doanh, du khách được nâng lên. Anh Phạm Anh Sơn, một du khách ở Hưng Yên cho biết: Tôi đi thác Bờ lần này là lần thứ 4. Những năm trước, hàng quán bán ngay chính giữa bến chờ khách gây mất trật tự, mất vệ sinh môi trường. Năm nay, tôi thấy việc đón khách, sắp xếp bến bãi ngăn nắp, thuận lợi. Công tác vệ sinh môi trường sạch sẽ hơn trước. Không còn cảnh bán hàng ngay trước bến, đường xuống thuyền gây mất trật tự. Ban quản lý đã xây dựng thành khu riêng lấy lại quang cảnh cho cảng. Dưới bến, thuyền được sắp xếp theo thứ tự để chờ xếp khách, không còn cảnh tranh giành khách. Các hộ nuôi cá lồng bố trí lồng nuôi thành từng khu, không ảnh hưởng đến cảnh quan của lòng hồ và việc di chuyển của tàu, thuyền... Đồng tình với anh Sơn, chị Diệu Thương, một du khách ở Hà Nội cho biết: Tôi đến đây là lần thứ 2. Lần này tôi thấy rất hài lòng với việc tổ chức thăm quan, vệ sinh môi trường và cung cách phục vụ tại bến cũng như ở điểm du lịch trên lòng hồ. 

Ông Lương Công Thảo cho biết thêm: Ngoài ra, đối với khu vực ngoài cảng, địa phương huy động tổ chức, đoàn thể, quần chúng thường xuyên ra quân tổng vệ sinh khu vực công cộng, đường làng, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, thu gom rác thải đảm bảo tạo cảnh quản môi trường xanh - sạch - đẹp, thu hút khách du lịch đến với Thung Nai, đến với Cao Phong.

Việt Lâm

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục