Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (Thanh Hóa) đang triển khai dự án "Điều tra, đánh giá hiện trạng phân bố và bảo tồn loài rùa đầu to và rùa núi viền tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu (giai đoạn 2020 - 2022)”. Đến thời điểm này, dự án đã phát hiện khoảng 10 - 15 rùa đầu to và 5 - 10 rùa núi viền đang kiếm ăn và sinh sống tại các tiểu khu rừng.


Rùa núi viền (Manouria impressa) có chiều dài mai từ 180 - 206 mm, sống ở những khe rãnh, thung lũng ẩm ướt thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, và thức ăn là các loại quả rụng, mầm cỏ, các loại nấm.

Ông Đàm Duy Đông, Phó Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu cho biết: Trong quá trình triển khai dự án, Ban quản lý điều tra, giám sát loài rùa đầu to, rùa núi viền ngoài thực địa tại các khu rừng và thu thập thông tin thông qua phỏng vấn người dân, giám sát trên 15 tuyến với chiều dài 100 km trong rừng bảo tồn. Ban quản lý thực hiện việc đánh giá hiện trạng quần thể, đặc điểm hình thái và tập tính, thức ăn, sinh cảnh sống của hai loài rùa này để tiến tới xây dựng bản đồ phân bố loài.


Rùa núi viền (Manouria impressa) có chiều dài mai từ 180 - 206 mm, sống ở những khe rãnh, thung lũng ẩm ướt thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu.

Bên cạnh đó, Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu sẽ tổ chức các hội nghị, mở các lớp tập huấn cho 30 cán bộ, in ấn 5.000 tờ rơi phát cho người dân để tuyên truyền về việc bảo tồn các loài rùa, xây dựng phần mềm quản lý, cũng như bản đồ phân bố hai loài rùa quý tại các tiểu khu rừng.

Dự án được thực hiện sẽ góp phần bảo vệ bền vững các hệ sinh thái đặc trưng của các khu rừng Pù Hu, duy trì ổn định và phục hồi phát triển các loài rùa quý hiếm. Từ đó, đưa ra các phương án bảo tồn phù hợp nhằm bảo vệ, duy trì sự tồn tại của các loài rùa, phục vụ việc bảo tồn, duy trì nguồn gen lâu dài.

Dự án này cũng giúp người dân địa phương nâng cao trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, góp phần tạo sự đồng thuận trong hoạt động phối hợp giữa cán bộ kiểm lâm và người dân sở tại trong bảo tồn bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn các loài động vật hoang dã trong khu bảo tồn. Ngoài ra, dự án cũng giúp người dân được tham gia vào một số hoạt động, được tạo việc làm, tăng thêm thu nhập; giảm bớt các tệ nạn xã hội tại các bản vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu.

Theo Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu, loài rùa đầu to (Plastysternon megacephalum) thuộc họ rùa đầu to Platysternidae, bộ rùa Testudinata, loài rùa này đầu to, không thụt vào trong mai được, mai rùa màu xám, đuôi dài. Rùa đầu to thường sống ở các suối trong rừng và kiếm ăn lúc xẩm tối hoặc ban đêm. Thức ăn chủ yếu của rùa đầu to là cá nhỏ, thân mềm, cua, giun đất và những động vật không xương sống khác.

Loài rùa núi viền (Manouria impressa) thuộc họ rùa cạn Testudinidae, bộ rùa Testudinata, trên đầu rùa có nhiều tấm sừng, mai rùa không gồ cao, chân hình trụ, yếm màu vàng có các tia phóng xạ màu nâu. Rùa thường sống ở những khe rãnh, thung lũng ẩm ướt độ cao 1.500 mét và thức ăn là các loại quả rụng, mầm cỏ, các loại nấm. Trên thế giới, loài rùa này đã xuất hiện tại Trung Quốc, Thái Lan, Lào và Việt Nam (các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Tuyên Quang…). Tại Thanh Hóa, loài rùa này đã xuất hiện tại các tiểu khu 42 ,49, 56 thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu.

Theo Baotintuc.vn

Các tin khác


Đảm bảo an toàn hồ, đập trên địa bàn các huyện, thành phố

Sở NN&PTNT vừa có Công văn số 1139/SNN-TL về việc đảm bảo an toàn các hồ, đập trên địa bàn các huyện, thành phố.

Chủ động phòng chống cháy rừng mùa nắng nóng

Hiện đã bước vào mùa Hè, cũng là những tháng cao điểm nắng nóng, tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. Vừa qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 3 vụ cháy rừng với diện tích thiệt hại trên 8,8 ha. Trước thực tế đó, các ngành chức năng và các địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của người dân trong phòng chống cháy rừng và triển khai các biện pháp nhằm hạn chế thấp nhất cháy rừng xảy ra.

Xã Xuân Thủy không chủ quan, lơ là trước thiên tai

Từ năm 2021 - 2023, trên địa bàn xã Xuân Thủy (Kim Bôi) xảy ra 2 vụ tai nạn khiến 2 người tử vong tại khu vực suối, ngầm tràn. Trước nguy cơ cao mất an toàn vào mùa mưa bão, cấp ủy, chính quyền địa phương quyết liệt chỉ đạo các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản của nhân dân.

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 13/5, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10-20 mm, có nơi trên 40 mm.

Hành động sớm - chủ động trước thiên tai

Đó là chủ đề Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ phát động, với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng, chống thiên tai để xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Thời tiết giao mùa: Cảnh báo dông sét, mưa đá

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, tháng 5 là giai đoạn có sự chuyển biến thời tiết từ mùa lạnh sang mùa nóng, mùa khô sang mùa mưa ở Bắc Bộ nên các hiện tượng dông mạnh kèm lốc, sét, mưa đá có khả năng xuất hiện nhiều nhất trong năm, đặc biệt ở vùng núi do tác động của địa hình có thể tạo ra các ổ mây đối lưu phát triển mạnh, hệ quả là gây ra các trận dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục