Chương trình thăm dò quỹ đạo Mặt trăng của Nasa - NASA's Lunar Reconnaissance Orbiter (LRO) vừa công bố những bức ảnh mới nhất về mặt trăng.

 

Theo Nasa, mục tiêu chính của LRO là chuẩn bị cho cuộc thăm dò Mặt Trăng trong tương lai, tìm ra nơi hạ cánh an toàn, hấp dẫn và những nguồn tài nguyên tiềm năng (như băng)…

Những bức ảnh chất lượng cao chưa từng được công bố sử dụng làm bản đồ của bề mặt mặt trăng, trong đó bao gồm cả hình ảnh chi tiết khu vực các tàu Apolo đã tiến hành thám hiểm cách đây hơn 40 năm.

Chương trình LRO dự kiến diễn ra trong một năm và có thể kéo dài thêm 5 năm. Dưới đây là những hình ảnh đó:

Gần cực Bắc của mặt trăng, có nhiều miệng núi lửa thuộc tầng núi lửa Peary luôn nằm trong bóng tối, một số khác thuộc tầng núi lửa cao hơn luôn được chiếu sáng. Peary là một nơi thám hiểm tiềm năng cho các phi hành gia tương lai vì nó được cho là gần với những nguồn tài nguyên.

Ngày 01/10/2009 LRO đã ghi lại được hình ảnh khu vực hạ cánh của tàu Apolo 11 có tên “Tranquility Base”. Ngày 20/06/1969, phi hành gia của Nasa Neil Armstrong và Edwin "Buzz" Aldrin đã độ bộ xuống mặt trăng lần đầu tiên. Họ đã đi bộ trong vòng 2,5 giờ và ở đây chưa đầy một ngày.  Những điểm sáng lớn ở trung tâm là bệ đáp của Lunar Module (LM), bốn bệ chân của nó rất hiếm khi nhìn thấy được. Những quầng tối xung quanh LM là dấu bước chân của các phi hành gia. Có thể nhìn thấy một số các thí nghiệm và con đường mòn chạy phía bên phải được hình thành từ cuộc đi bộ vất vả của Armstrong đến miệng núi lửa Little West.

Ngày 30/09/2009, LRO đã chụp được bức ảnh những chất phóng ra từ miệng núi lửa phía Nam Mare Tranquillitatis.

Hai ngày rưỡi sau khi thử nghiệm LCROSS mới nhất của Nasa tác động đến mặt trăng để tìm kiếm nước, tàu vũ trụ LRO xoay về hướng miệng núi lửa Cabeus gần cực Nam của mặt trăng, để thu những hình ảnh tổng quát của một phần vành đai phía bắc từ phía Tây nam vào ngày 11/10/2010. Khoảng cách từ trái sang phải khoảng 60km.

Một vành xung quanh bên trong miệng núi lửa Milichius ở Mare Insularum. Ảnh được LRO chụp ngày 16/07/2009. Miệng núi lửa Milichius có đường kính khoảng 9km.

Cực Nam của mặt trăng (trung tâm nằm bên trái) nằm trên một vành đai núi lửa Shackleton đường kính 19km. Ảnh do LRO chụp ngày 19/8/2009. Các phần tối có thể nơi ẩn chứa các tảng đá băng, những đỉnh núi cao được chiếu sáng tạo cơ hội

 

                                                                 Theo CAND

Các tin khác


Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục