Sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM sử dụng USB 3G của MobiFone truy cập Internet -

Sinh viên ĐH Bách khoa TP.HCM sử dụng USB 3G của MobiFone truy cập Internet -

Chỉ sau hơn năm tháng, Vinaphone đã có 7 triệu khách hàng, còn sau hơn hai tháng MobiFone có 6 triệu khách hàng 3G. Người dùng đã ngày một thích thú các dịch vụ 3G như gọi điện thoại có hình (video call), xem tình trạng giao thông (traffic camera).

Chiếc bánh thị phần 3G tại VN hiện nay gần như là sự chia sẻ của ba mạng di động đại gia là MobiFone, Viettel và Vinaphone (dù Viettel vẫn chưa chính thức công bố cung cấp dịch vụ 3G).

Internet di động được ưa chuộng nhất

Nhận xét về lượng khách hàng sử dụng dịch vụ 3G, ông Hồ Đức Thắng - phó giám đốc Vinaphone - tự tin: “Chúng tôi là doanh nghiệp mở màn cung cấp cung cấp dịch vụ 3G nên thời gian đầu đã thu hút được rất nhiều thuê bao sử dụng dịch vụ”.

Hiện Vinaphone có khoảng 7 triệu khách hàng sử dụng 3G. Các dịch vụ khách hàng sử dụng nhiều nhất là Mobile Internet và Traffic camera.

Theo sát “người anh em” Vinaphone, MobiFone cũng công bố lượng người dùng dịch vụ 3G hơn 6 triệu khách hàng. Ông Đinh Việt Hưng, trưởng phòng giá cước và tiếp thị, cho biết: “Ước tính có gần 6 triệu khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ Mobile Internet, gần 250.000 khách hàng dùng các gói Mobile TV và dịch vụ khác”.

Theo ông Hưng, Mobile Internet luôn là dịch vụ 3G có số người sử dụng nhiều nhất bởi nhu cầu truy cập Internet rất cao và có vai trò ngày càng quan trọng trong công việc và giải trí của người dân. Đồng thời sự phát triển của nhiều dòng điện thoại, các thiết bị hỗ trợ truy cập Internet với giá thành ngày càng hạ phù hợp với thu nhập người dùng.

Mạng di động Viettel do vẫn còn trong thời gian thử nghiệm nên lượng khách hàng sử dụng dịch vụ 3G có vẻ khiêm tốn hơn. Theo đại diện Viettel, mạng này mới chỉ có hơn 1 triệu khách hàng sử dụng 3G.

Tuy nhiên, loại dịch vụ 3G được khách hàng Viettel sử dụng nhiều nhất lại không phải là truy cập Internet từ ĐTDĐ hay từ máy tính có gắn thiết bị USB 3G mà lại là dịch vụ gọi điện thoại có hình (video call). Nguyên nhân khách hàng sử dụng nhiều là vì phí cuộc gọi video call chỉ bằng với phí cuộc gọi thông thường.

 
Đồ họa: Mạnh Tánh

Sẽ cạnh tranh quyết liệt

Ngày 25-2, mạng di động CDMA S-Fone thu hút sự quan tâm của người dùng với việc công bố đổi tên gọi dịch vụ Internet di động thành S-Connect và ra mắt các gói cước mới với giá thành thấp cùng nhiều lựa chọn. Động thái này được đánh giá như sự tự làm mới mình của S-Fone bởi mặc dù đã cung cấp dịch vụ 3G từ rất lâu nhưng lượng khách hàng vẫn còn rất thấp.

Ông Bùi Kiên Cường, phó giám đốc kinh doanh và tiếp thị, hứa hẹn “năm nay S-Fone sẽ xây dựng thêm 1.000 trạm thu phát sóng BTS để có thể cung cấp dịch vụ 3G với chất lượng tương đương các mạng di động GSM”.

Theo dự kiến trong cam kết với Bộ Thông tin - truyền thông, Viettel sẽ chính thức cung cấp dịch vụ 3G vào tháng 4. Đại diện EVN Telecom cũng cho biết mạng di động này đã thử nghiệm các dịch vụ 3G từ ngày 5-2 và đang tiếp tục hoàn thiện để sớm cung cấp 3G cho người dùng.

Trong khi đó, mạng Beeline đang tiếp tục đàm phán với Vinaphone để cùng cung cấp dịch vụ 3G tại VN. Trong năm qua Beeline là mạng di động mới có tốc độ phát triển khá nhanh, khi mở rộng mạng lưới tới hơn 40 tỉnh thành trong cả nước chỉ trong vòng sáu tháng sau khi khai trương và đã có 1 triệu thuê bao sau hai tháng hoạt động.

Như vậy thị trường 3G VN sắp tới dự kiến rất sôi động với sự xuất hiện của những nhà cung cấp mới.

Nhận định về cuộc cạnh tranh trên thị trường 3G sắp tới, ông Hồ Đức Thắng chia sẻ: “Theo tôi, chất lượng là tiêu chí hàng đầu để các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau. Hiện nay, người tiêu dùng rất thông thái, họ sử dụng dịch vụ và tự khẳng định được dịch vụ nào có chất lượng tốt”.

                                                                      Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục