Các nhà mạng lôi cuốn khách hàng bằng những gói cước rẻ.

Các nhà mạng lôi cuốn khách hàng bằng những gói cước rẻ.

Liên tiếp giảm giá cước, bùng nổ khuyến mãi, tận tụy chăm sóc và lôi kéo khách hàng... tất cả những động thái trên đang làm cho thị trường viễn thông di động trở nên cạnh tranh gay gắt và khốc liệt hơn bao giờ hết.

Thực tế, các DN di động lớn đang gây sức ép lên DN mới và DN nhỏ.

Chạy đua và chèn ép

Trong cạnh tranh, đặc biệt là trong lĩnh vực viễn thông - chiến thuật chạy đua và chèn ép đối thủ luôn được áp dụng một cách triệt để. Theo phân tích của các chuyên gia viễn thông, cùng với sự thất bại của HT Mobile, sự phát triển èo uột của S-Fone và sự “sống dở - chết dở” của EVN Telecom; các DN “đại gia” như MobiFone, Vinaphone và Viettel dường như đã ngủ quên trên thành công của mình. Hoặc nếu có thì các DN này cũng đã quá chủ quan trước sự xuất hiện của 2 nhân tố mới Beeline và Vietnamobile.

Sự chủ quan thể hiện rất rõ khi mà khi cả Beeline và Vietnamobile giảm giá hút khách, bắt đầu có được những thành công đầu tiên thì những đại gia mới cảm nhận thấy sự lo ngại. Đại diện những DN này cho biết: Chính cú giảm cước, đặc biệt là với gói cước miễn phí nội mạng của Beeline, cách tính block 1 giây của Vietnamobile đã giáng những đòn mạnh và trực tiếp cạnh tranh thị phần thuê bao của 3 DN “đại gia”.

Từ đây, thay vì nắm thế chủ động, 3 “DN đại gia” lại rơi vào thế bị động khi buộc phải chạy đua và áp dụng gần như nguyên vẹn “thế võ” miễn phí nội mạng. Đặc biệt hơn, nhằm đoạt lại thế thượng phong, các DN này “ồ ạt” cung cấp dịch vụ 3G như một “mốt” thời thượng, tạo nên sự khác biệt với các mạng nhỏ.

Bên cạnh đó, cả 3 DN lớn đều tính đến chuyện giảm cước mạnh như một động thái để chèn ép đối thủ. Tuy nhiên, gần như ngay lập tức Beeline và Vietnamobile lật ngược thế cờ. Trong khi Bộ TTTT chưa cho Viettel, MobiFone, Vinaphone giảm cước thì chính Beeline và Vietnamobile lại tận dụng thời cơ và giảm cước mạnh. Chính việc tận dụng sự ngủ quên của các DN lớn, Beeline và Vietnamobile đã lớn lên khi Beeline có trong tay hơn 1,5 triệu thuê bao, còn Vietnamobile đã có hơn 4 triệu thuê bao.

Cước sẽ còn giảm mạnh

Trên thực tế, dù 3 DN lớn chưa được Bộ TTTT cho giảm cước, song những chính sách hiện nay thực chất cho thấy các DN này đã giảm giá rồi. Có thể nói là từ năm 2009 đến nay, các DN này chưa khi nào dừng khuyến mãi. Thậm chí là thực hiện nhiều chương trình khuyến mại và ưu đãi cùng lúc.

Theo tính toán bước đầu cho thấy, nhiều thuê bao của Viettel, MobiFone hay Vinaphone chỉ phải trả 50% số tiền cước phí hằng tháng. Tương tự, với Beeline và Vietnamobile, những thuê bao tiết kiệm có khi chỉ mất 5.000đ/ngày, hoặc trên dưới 100.000đ/tháng là đã có thể trò chuyện thoải mái với thuê bao nội mạng.

Một điểm quan trọng là không chỉ cung cấp dịch vụ, các DN này còn đã cơ bản thiết lập thành công hệ thống cửa hàng, đại lý, chăm sóc khách hàng; đặc biệt là việc cung cấp dịch vụ trọn gói với hình thức bán cả máy điện thoại rẻ hoặc... cho không. Từ những phân tích này thì có thể thấy, thị trường viễn thông Việt Nam đã được thiết lập với một “trật tự mới”. Trong đó có 3 DN chiếm thị phần khống chế là MobiFone, Viettel và Vinaphone; 2 DN thành công và là đối trọng trên thị trường là Beeline và Vietnamobile.

Đến đây, câu hỏi đặt ra là cơ hội nào dành cho các DN nhỏ như S-Fone, EVN Telecom và đặc biệt là các DN mới định nhảy vào lĩnh vực viễn thông di động như VTC và Đông Dương Telecom?

Theo những thông tin ban đầu thì cùng với những ý kiến trên bàn Quốc hội, đặc biệt là việc hiện Việt Nam đã có quá nhiều mạng viễn thông. Chính vì thế, rất có thể cơ hội để nhảy vào lĩnh vực này của các DN mới là cực khó, trong khi những DN nhỏ sẽ buộc phải tìm kiếm những sự hợp tác, sáp nhập nếu không muốn... chết dần dần. Đây cũng là xu hướng được dự báo sẽ xuất hiện ngay trong năm 2010 này.

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục