Luật Khoa học và Công nghệ (KH và CN), Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật khác đã mở ra nền tảng pháp lý cho việc hình thành Quỹ phát triển KH và CN trong doanh nghiệp. Tuy nhiên cho đến nay, loại hình quỹ này đi vào hoạt động đã bộc lộ hạn chế bởi nhiều lý do khác nhau. Các cấp, các ngành có liên quan cần ban hành văn bản xác lập cơ chế và hoạt động quỹ, sửa đổi một số quy định về kế toán, quản lý tài chính doanh nghiệp cho phù hợp, tạo động lực phát triển quỹ.

Hằng năm, Quốc hội phân bổ 2% tổng chi ngân sách (tương đương khoảng 0,5% GDP) cho KH và CN, nhằm đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và áp dụng thành tựu KH và CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. So với nhiều nước trên thế giới, nguồn chi cho KH và CN ở Việt Nam rất thấp. Trong điều kiện ngân sách còn hạn hẹp, việc huy động các nguồn vốn đầu tư cho KH và CN từ khu vực doanh nghiệp là giải pháp cần thiết để phát triển KH và CN nước nhà, mà Quỹ phát triển KH và CN trong doanh nghiệp là một phương thức quan trọng.


Hiện nay, tỷ trọng đầu tư cho KH và CN của doanh nghiệp chỉ khoảng 1% GDP và tập trung vào các doanh nghiệp lớn, chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước. Với khoảng 400 nghìn doanh nghiệp (năm 2010), có thể huy động được khoảng 20 nghìn tỷ đồng mỗi năm đầu tư cho KH và CN. Vấn đề là cần có một cơ chế huy động, quản lý và sử dụng thích hợp để nguồn lực đầu tư cho KH và CN tại doanh nghiệp phát huy hiệu quả.


Theo các nghiên cứu tại Việt Nam, đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại các doanh nghiệp chiếm một tỷ lệ rất hạn chế, nhất là trong lĩnh vực công nghiệp. Theo số liệu của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, các doanh nghiệp cơ khí - điện tử chỉ dành chưa đến 1% doanh thu cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, cao nhất là các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành chế biến thực phẩm với 2,9% doanh thu (số liệu năm 2003).


Thực tế cho thấy, mức đầu tư bình quân cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của một tập đoàn lớn của Nhà nước chỉ đạt từ 5,8 tỷ đồng (năm 2005) đến 8,5 tỷ đồng (năm 2007), trong khi mức lợi nhuận trước thuế là hàng nghìn tỷ đồng. Như vậy, tỷ suất đầu tư cho KH và CN trên lợi nhuận trước thuế là không đáng kể. Ðây là rào cản lớn cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng, của quốc gia nói chung, cũng như việc cải thiện chất lượng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Do vậy, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển lâu dài, bền vững của Việt Nam. Ngoài đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại các viện nghiên cứu, trường đại học thì đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tại các doanh nghiệp là rất quan trọng, trong đó việc tạo lập, quản lý và sử dụng có hiệu quả Quỹ phát triển KH và CN trong doanh nghiệp là yếu tố đặc biệt quan trọng.


Về pháp lý, Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển KH và CN để đầu tư cho hoạt động KH và CN, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất của doanh nghiệp.


Ðể có thể khai thông nguồn vốn của doanh nghiệp đầu tư cho KH và CN thông qua quỹ này, chúng tôi kiến nghị các cấp có thẩm quyền cần sớm xem xét và ban hành các quy định có liên quan.


Một là, cần sớm sửa đổi, bổ sung các quy định tại Quyết định số 36/2007/QÐ-BTC ngày 16-5-2007 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của quỹ phát triển KH và CN của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp cho phù hợp với các quy định hiện hành cũng như thực tế hoạt động của doanh nghiệp.


Hai là, ban hành sửa đổi, bổ sung các quy định về chế độ kế toán, quản lý tài chính doanh nghiệp, thuế có liên quan đến quỹ phát triển KH và CN trong doanh nghiệp.


Ba là, Nhà nước cần sớm ban hành các quy định xác lập cơ chế quản lý đối với sự hoạt động của quỹ, hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng của quỹ phát triển KH và CN trong doanh nghiệp cũng như trong nền kinh tế. Ðồng thời, Nhà nước cũng sớm đưa các chính sách hỗ trợ để đẩy mạnh phát triển thị trường công nghệ, chính sách tài chính, đất đai..., nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào KH và CN, tạo nên một sức mạnh đột phá cho nền KH và CN nước nhà trong giai đoạn mới.
 
 
                                                                               Theo ND

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục