Các nhà cổ sinh vật học Hoa Kỳ vừa công bố đã khai quật được bộ xương hóa thạch của một loài khủng long ăn cỏ mới, được đặt tên là Seitaad ruessi, sống cách nay 185 triệu năm tại khu vực núi đá đỏ ở tiểu bang Utah, Hoa Kỳ

Khám phá được các nhà khoa học đăng trên tạp chí khoa học PLoS ONE hôm 24-3, cho biết vết tích hóa thạch khủng long Seitaad ruessi được phát hiện năm 2004 bởi Joe Pachak, một nghệ sĩ địa phương nghiên cứu nghệ thuật vẽ tranh lên đá và sau đó được khai quật năm 2005. Bộ xương khủng long gần như đầy đủ, chỉ thiếu có phần đầu, một ngón chân và một xương ống chân.

Nghệ sĩ Joe Pachak ngồi cạnh vết tích hóa thạch khủng long ăn cỏ Seitaad ruessi được phát hiện năm 2004 - Ảnh: unews.utah.edu

Nghệ sĩ Joe Pachak ngồi cạnh vết tích hóa thạch khủng long ăn cỏ Seitaad ruessi được phát hiện năm 2004 - Ảnh: unews.utah.edu

Cho đến ngày nay, các nhà khoa học chỉ phát hiện được rải rác xương và dấu chân khủng long tại khu vực núi đá đỏ Utah, do đó họ cho biết thật hiếm khi tìm thấy một bộ xương khủng long khá hoàn chỉnh như trên và còn gợi ý rằng các rặng đá đỏ tại Utah là nơi có thể hé lộ nhiều loài động vật đã tuyệt chủng trong tương lai.

Tác phẩm minh họa loài khủng long ăn cỏ Seitaad ruessi - Ảnh: unews.utah.edu

Tác phẩm minh họa loài khủng long ăn cỏ Seitaad ruessi - Ảnh: unews.utah.edu

Khủng long ăn cỏ Seitaad ruessi có cổ và đuôi dài, chiều dài cơ thể khoảng 4,5m và cao 1,2m. Khi còn sống, nó đạt trọng lượng khoảng 32-40kg và đi bộ trên bốn chân hoặc có thể đứng lên và đi bộ trên hai chân sau của nó. Các nhà khoa học cho biết có thể nó đã bị chôn sống khi một cồn cát sụp đổ.

Nhà cổ sinh vật học Mark Loewen bên bộ xương khủng long ăn cỏ Seitaad ruessi - Ảnh: unews.utah.edu

Nhà cổ sinh vật học Mark Loewen bên bộ xương khủng long ăn cỏ Seitaad ruessi - Ảnh: unews.utah.edu

Seitaad ruessi thuộc nhóm khủng long Sauropodomorph, sống phổ biến vào thời kỳ đầu kỷ Phấn trắng (khoảng 175-200 triệu năm nước), thời kỳ này các lục địa cổ vẫn còn gắn kết nhau được gọi là siêu lục địa Pangaea.

Nghiên cứu trên được tiến hành bởi nhà cổ sinh vật học Joseph Sertich, hiện đang công tác tại ĐH Stony Brook, thành phố New York (Hoa Kỳ) cùng đồng nghiệp Mark Loewen tại Bảo tàng lịch sử tự nhiên Utah.

 

                                                                        Theo VietNamnet

Các tin khác


Vụ cháy rừng tại Yên Bái: Đốt cỏ ở bãi chăn thả gia súc làm cháy lan sang diện tích rừng

Đến 15 giờ 30 phút ngày 26/3, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã xác định nguyên nhân và diện tích thiệt hại trong vụ cháy rừng xảy ra tại các bản Dào Cu Nha, Hú Trù Lình, xã Lao Chải.

Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục