Trong số 6 di sản thiên nhiên được công nhận trong năm nay có hai nhóm đảo nằm giữa đại dương và hai cao nguyên.

 

Cao nguyên Trung tâm nằm giữa miền trung và miền nam đảo quốc Sri Lanka. Ở đây có tới ba khu bảo tồn thiên nhiên. Những khu rừng trên núi thuộc cao nguyên có hệ sinh thái vô cùng phong phú, trong đó bao gồm nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng như báo Sri Lanka. Đây được coi là nơi có mức độ đa dạng sinh học cực cao. Ảnh: UNESCO

Núi Đan Hà là một khu vực cảnh quan nổi tiếng ở thành phố Thiều Quan, phía bắc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Được tạo nên từ sa thạch màu đỏ, nó bị bào mòn theo thời gian nên có nhiều hình thù kỳ lạ. Đan Hà có nhiều khe núi, cột đá, thác nước tự nhiên. Địa hình lởm chởm khiến nó trở thành nơi sinh sống của vô số loài thực vật, trong đó có khoảng 400 loài thuộc diện quý hiếm hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh: UNESCO

Khu bảo tồn Đảo Phượng hoàng nằm trên 8 đảo thuộc nhóm đảo Phượng hoàng ở phía nam Thái Bình Dương do Kiribati quản lý. Với tổng diện tích 408.205 km2 (bao gồm cả diện tích mặt nước), đây là khu bảo tồn sinh vật biển lớn nhất thế giới. Khoảng 800 loài động vật - trong đó có 200 loài san hô, 500 loài cá, 18 động vật biển có vú và 44 loài chim - đang sống trong khu bảo tồn Đảo Phượng hoàng. Ảnh: phoenixislands.org.

Nằm ở giữa vùng Siberia thuộc Nga và cách Bắc Cực chừng 100 km, cao nguyên Putorana được tạo nên bởi hoạt động của núi lửa. Một dãy núi biệt lập thuộc cao nguyên sở hữu nhiều hệ sinh thái vùng cực và cận cực - như rừng thông taiga nguyên sinh, lãnh nguyên, hoang mạc. Ngoài ra Putorana còn có nhiều dòng sông và hồ chưa từng chịu tác động của con người. Phần lớn diện tích của nó nằm trên đường di cư của loài tuần lộc. Ảnh: UNESCO

Những đỉnh núi đá và những đài vòng trên đảo Reunion của Pháp nằm gọn trong khu vực trung tâm của Công viên quốc gia La Reunion. Chúng trải dài trên khu vực có diện tích 100.000 hecta, tương đương 40% đảo Reunion. Di sản thiên nhiên này có hai ngọn núi lửa cao vút, những bức tường đá khổng lồ, ba vách đá hình vòng cung, những hẻm núi phủ đầy cây cối, vùng lòng chảo. Ảnh: AFP.

Papahanaumokuakea là tổ hợp gồm 10 đảo thấp và đảo san hô cách quần đảo Hawaii, Mỹ khoảng 250 km về phía tây bắc và có diện tích 360.000 km2. UNESCO công nhận Papahanaumokuakea là di sản hỗn hợp (thiên nhiên và văn hóa). Đây là một trong những khu bảo tồn hải dương lớn nhất thế giới, đồng thời cũng lưu giữ nhiều di chỉ quan trọng về văn hóa của người Hawaii cổ. Ảnh: wikimedia.org.

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục