Tổng cục Môi trường đã thực hiện việc điều tra hiện trạng nhận thức và nhu cầu truyền thông bảo vệ môi trường lưu vực sông. Kết quả điều tra cho thấy người dân đánh giá cao vai trò của các cơ quan truyền thông đại chúng trong việc tuyên truyền lĩnh vực bảo vệ môi trường.

 
Tổng cục Môi trường đã tiến hành điều tra tại sáu tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - Ðáy, hệ thống sông Sài Gòn, sông Ðồng Nai. Các đối tượng được hỏi bao gồm cán bộ quản lý, đoàn thể, cấp tỉnh, huyện, xã, thôn; doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.


Kết quả điều tra cho thấy các nhóm đối tượng đều xem ti-vi là chính. Nhóm đối tượng đọc báo chủ yếu là cán bộ quản lý đoàn thể. Nhóm đối tượng cộng đồng chủ yếu nghe đài truyền thanh của xã, thôn, xóm. Hầu hết các đối tượng được hỏi đều mong muốn nhận được những nội dung liên quan đến môi trường, ở các đối tượng khác nhau thì nhu cầu cũng khác nhau; Nhóm cộng đồng nông dân, hưu trí quan tâm nhiều đến nội dung về nước sạch và vệ sinh môi trường, về giới thiệu mô hình bảo vệ môi trường; Nhóm Doanh nghiệp quan tâm nhiều đến nội dung công nghệ xử lý môi trường và tiêu chuẩn môi trường; Nhóm cán bộ quản lý các sở, ngành, đoàn thể quan tâm nhiều đến nội dung luật pháp, chính sách bảo vệ môi trường.


Hầu hết các đối tượng được hỏi đều xác định phương thức truyền thông môi trường hiệu quả nhất hiện nay là tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như ti-vi, ra-đi-ô, báo chí, in-tơ-nét. Số đông đối tượng rất mong muốn được sử dụng phương thức tập huấn nâng cao nhận thức, kiến thức về môi trường, về hiểu biết về đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước về môi trường. Các hoạt động mít-tinh, ra quân làm vệ sinh môi trường, ký cam kết bảo vệ môi trường, tham quan mô hình cũng được đông đảo đối tượng đồng tình đánh giá cao. Một số đối tượng đề xuất thêm các phương thức như tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu, thi sáng tác kịch bản, thơ ca, phim, ảnh, vẽ tranh, thể thao giải trí mang ý nghĩa bảo vệ môi trường, tăng cường thông tin, quảng bá trên các khu đông dân cư, khu vực bị ô nhiễm môi trường nghiêm trọng...


Tất cả các ý kiến được hỏi đều trả lời với số phiếu đồng ý cao là trách nhiệm tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường thuộc về chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tin đại chúng, các chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh.


Kết quả điều tra cho thấy công tác truyền thông môi trường tại sáu tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - Ðáy, sông Ðồng Nai đã  được nâng lên, song nội dung, phương thức truyền thông và điều kiện cơ sở vật chất, con người, kinh phí hoạt động truyền thông chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của cộng đồng. Thực tế cho thấy, điều kiện tiếp cận thông tin truyền thông môi trường chủ yếu xem ti-vi, nghe đài của gia đình và của thôn, xã; rất ít người có điều kiện đọc báo, tạp chí hoặc truy cập in-tơ-nét. Tỷ lệ số người được tham gia các hoạt động truyền thông như hội thảo, tập huấn, tham quan trao đổi kinh nghiệm còn rất ít, đối tượng được tham gia chủ yếu là cán bộ quản lý môi trường cấp tỉnh, huyện, xã và cán bộ các đoàn thể quần chúng. Công tác truyền thông môi trường phổ biến hiện nay đang được các địa phương tổ chức thực hiện đó là tổ chức mít-tinh, ra quân làm vệ sinh môi trường nhân các sự kiện môi trường trong năm như Ngày Môi trường thế giới 5-6, Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn vào cuối tháng 9 hằng năm, Ngày đa dạng sinh học. Nhiều địa phương, doanh nghiệp đã tổ chức được các hoạt động tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ đang trực tiếp tham gia công tác môi trường, tuy nhiên số lượng lớp tập huấn, thời gian tập huấn và nội dung tập huấn còn nghèo nàn chưa đáp ứng được mong đợi của người tham gia; Các chủ trương, đường lối, luật pháp, chính sách của Ðảng, Nhà nước về môi trường chưa thật sự đến với đông đảo nhân dân, mới dừng ở cán bộ quản lý môi trường và cán bộ đoàn thể cấp tỉnh, huyện. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể ở nhiều nơi chưa thật sự coi trọng và quan tâm đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên có trách nhiệm chấp hành luật pháp về bảo vệ môi trường và tự giác tham gia bảo vệ môi trường.


Xét trong nhóm đối tượng điều tra thấy rằng: nhóm đối tượng là cán bộ quản lý môi trường và cán bộ của các tổ chức chính trị-xã hội nhận thức về môi trường có tốt hơn nhóm đối tượng là doanh nghiệp và cộng đồng.


Tại cuộc hội thảo về truyền thông bảo vệ môi trường lưu vực sông Cầu, tổ chức tại TP Thái Nguyên ngày 24-8, chúng tôi đã có dịp  trao đổi ý kiến với nhiều nhà khoa học, quản lý, nhà báo viết về lĩnh vực môi trường.


Sau nhiều năm theo dõi lĩnh vực môi trường nói chung, lưu vực sông Cầu nói riêng, chúng tôi thấy rằng để nâng cao hơn nữa vai trò của các cơ quan truyền thông đại chúng, ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực các sông cần thành lập trang thông tin điện tử và có mối quan hệ thường xuyên với nhóm phóng viên chuyên theo dõi lĩnh vực nói trên.


Cụ thể như sau: Thành lập tổ thông tin truyền thông bảo vệ môi trường lưu vực các sông nói trên. Ðây là địa chỉ cần thiết để anh em báo chí của T.Ư và địa phương thường xuyên cập nhật thông tin liên quan. Tổ thông tin  truyền thông có thể cung cấp đường dây nóng hoặc lập trang thông tin điện tử để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho phóng viên. Ðồng thời tổ thông tin truyền thông đó cũng đủ năng lực, thẩm quyền để tiếp nhận thông tin từ lãnh đạo ủy ban bảo vệ các lưu vực các sông Cầu, Nhuệ - Ðáy, hệ thống sông Sài Gòn, Ðồng Nai sao cho kịp thời và chính xác. Ủy ban bảo vệ môi trường lưu vực các sông cần hỗ trợ nhóm phóng viên về lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nhóm gồm các phóng viên của các báo của các tỉnh, thành phố... Thông qua hoạt động của nhóm, các phóng viên có thể thông tin trực tiếp cho nhau về tình hình ở địa phương, các cơ chế, chính sách mới được ban hành ở trung ương.


Việc hình thành nhóm phóng viên viết lĩnh vực bảo vệ môi trường sông, lưu vực các sông sẽ giúp cho phóng viên tác nghiệp tốt hơn, đồng thời có cơ hội tự nâng cao nghiệp vụ. Hằng năm vào thời gian thích hợp, lãnh đạo Ủy ban Sông Cầu có cuộc gặp gỡ với những anh em phóng viên chuyên viết về bảo vệ môi trường để trao đổi thông tin, cùng tìm ra các giải pháp tuyên truyền có hiệu quả nhất.
 
 
 
                                                                                       Theo ND

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục