Ở nước ta người chăn nuôi đã không ngần ngại dùng bất cứ hóa chất nào cho dù "độc" nhất để sản xuất "thịt bẩn" miễn sao đạt được tiêu chí "một vốn, mười lời" mà không hề bận tâm tới đạo đức nghề nghiệp

 

Thăm một trang trại nuôi lợn, các phóng viên của một tờ báo chuyên ngành đã không kìm được sự sửng sốt vì những con lợn chuẩn bị xuất chuồng ở đây, con nào con nấy hoàn toàn giống như "lợn họa" trong tranh Đông Hồ: "Hơn 100 con heo chuẩn bị xuất chuồng có trọng lượng đều trên 100kg,  hai vai nở tròn căng như 2 quả bóng đá, hai mông căng như 2 quả bóng rổ, bụng thon, da mỏng và bóng, mắt ướt long lanh hừng hực sức sống. Cứ tưởng rằng đấy là giống heo mới nhập nội, nhưng không chúng vẫn chỉ là Yorshire (Đại bạch) đã rất phổ biến nhiều năm nay".

Bí quyết khoa học kỹ thuật nào đã được nhà chăn nuôi áp dụng để cho ra đàn lợn siêu nạc "đều tăm tắp" với tỷ lệ nạc không phải chỉ 55 - 56% mà lên tới 60%? Qua tìm hiểu các cơ sở chăn nuôi tư nhân trong cả nước chỉ có một đáp án duy nhất cho câu hỏi trên. Đó là sử dụng hóa chất độc hại - "doping chăn nuôi" - để kích thích lợn tăng trọng với tốc độ 40kg/tháng. 

Từ doping cho vận động viên (VĐV)

Đối với vận động viên (VĐV) luyện tập thể hình gia tăng khối lượng cơ bắp ngày càng nhiều càng tốt. Nếu chỉ dựa vào cơ chế cung cấp dinh dưỡng hợp lý để tăng thể tích cơ bắp thì kết quả mong đợi cần phải có một thời gian rất dài  với sự "đổ mồ hôi, sôi nước mắt" trong nhiều năm tập luyện. Nhưng nếu sử dụng các loại thuốc gọi là "hormone tăng trọng" thì có kết quả ngay tức thì. Hormone tăng trọng thực chất là hormone sinh dục nam hay còn có tên chung là androgen thiên nhiên hoặc testosteron do tinh hoàn tiết ra.

Từ lâu, các nhà khoa học đã tạo ra các androgen hoặc testosteron tổng hợp dùng làm thuốc bồi dưỡng làm tăng cơ bắp, tăng lực, bởi tác dụng chủ yếu của nó là đồng hóa protein, tức giúp cho cơ thể hấp thụ, biến dưỡng tốt chất đạm và vận chuyển các acid amin của chất đạm vào mô cơ làm cho cơ thể tăng khối lượng cơ, tăng cân, tăng sức.

Đoàn thanh tra liên ngành giám sát, kiểm tra tại các cơ sở chế biến, kinh doanh tại một số Quận, nội thành Hà Nội. Ảnh: K.Hà

Testosteron dùng lâu dài có thể gây một số tác dụng phụ như: gây chứng to vú ở đàn ông, gây viêm gan tắc mật đưa đến vàng da, dùng lâu dài có thể gây suy gan, không có tinh trùng. Một androgen khác thường bị lạm dụng không chỉ ở nam giới mà còn cả ở nữ giới để làm tăng cơ bắp, đó là durabolin.

Chất này không chỉ gây các tác dụng phụ như của androgen nói trên, mà đối với phụ nữ, nếu sử dụng liều cao và lâu ngày để làm cho mập, có thể bị triệu chứng nam tính hóa: rậm lông, giọng nói trầm, rụng tóc (đàn ông bị hói đầu là do androgen), nổi trứng cá ở mặt, rối loạn rụng trứng và có thể bị mất kinh nguyệt. Doping là một "hiện tượng" phi đạo đức trong thi đấu và thảm họa đối với sức khỏe cho người sử dụng ngay trong cuộc sống thường nhật, vì vậy "hormone tăng trọng" bị cấm không chỉ trong thể thao mà cả trong sinh hoạt hằng ngày.

Tới doping cho vật nuôi và rau quả

Hiện nay, để sản xuất thịt sạch, thế giới đã nghiêm cấm sử dụng nhiều loại thuốc kháng sinh, hóa chất trong chăn nuôi trong đó có những "doping siêu trọng, siêu nạc, siêu trứng" đối với vật nuôi, song là "thuốc độc" đối với sức khỏe cho NTD.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở nước ta người chăn nuôi đã không ngần ngại dùng bất cứ hóa chất nào cho dù "độc" nhất để sản xuất "thịt bẩn" miễn sao đạt được tiêu chí "một vốn, mười lời" mà không hề bận tâm tới đạo đức nghề nghiệp.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, trong 48 trang trại được lấy mẫu xét nghiệm đều có dính chất tăng trưởng bị Nhà nước Việt Nam cấm. Phần lớn các trang trại trên là của tư nhân, song cũng có trang trại là của xí nghiệp chăn nuôi, là HTX chăn nuôi. Kiểm tra hiện trường tại một chợ đầu mối cho thấy không dưới 60% số lợn trên thị trường đều đã được ăn "thần dược" trước khi xuất chuồng, giết mổ.

Bình thường, động vật tự tổng hợp được những hormone cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển. Nhằm thu lãi và tăng thời gian quay vốn, người sản xuất vô lương đã sử dụng thường xuyên thức ăn chứa hormone hoá học tổng hợp để tăng tốc quá trình trên ở vật  nuôi. Có hai loại thuốc phục vụ cho mục đích trên. Đó là nhóm chất kích thích tăng trưởng và nhóm nguy hại hơn đối với sức khỏe NTD - hormone sinh trưởng.

Lợn doping.

Chất kích thích tăng trưởng (CKTTT) bao gồm thuốc kháng sinh và những hợp chất kích thích giống hormone. Thuốc kháng sinh dược dùng để phòng và trị bệnh gia súc, nhưng phần lớn trên 90% thuốc được sử dụng như những chất kích thích tăng trưởng trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản. Thuốc kháng sinh được trộn vào thức ăn hỗn hợp với những nồng độ thật thấp để giúp thú mau lớn và tăng trọng nhanh.

Những kể từ năm 1990, EU, Mỹ và các nước khác đã đưa ra các quyết định cấm sử dụng kháng sinh như chất kích thích sinh trưởng trong thức ăn chăn nuôi vì bất cứ kháng sinh nào dùng để chữa bệnh cho người và động vật, nếu còn tồn dư một lượng dù nhỏ nhất cũng có thể gây kháng thuốc của E.Coli. Khi E.Coli đã kháng thuốc thì nó có thể chuyền plasmid kháng thuốc của nó cho các loại vi khuẩn gây bệnh khác sống trong đường ruột.

Một lượng tồn dư kháng sinh và hóa chất trong thịt có thể gây ra các hiệu ứng sau cho NTD: Phản ứng quá mẫn cảm đối với người nhạy cảm kháng sinh; gây dị ứng sau khi tiêu thụ thịt tồn dư kháng sinh; tạo ra thể vi sinh vật kháng thuốc; gây khó khăn cho công tác điều trị nhiễm khuẩn; làm giảm sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể, tạo ra con giống yếu ớt; không sống được khi không có kháng sinh; một số kháng sinh, hóa dược có thể gây ung thư cho người tiêu thụ.

Ngày nay, trên thế giới, trong các bảng hướng dẫn Quy trình phòng dịch cho gia súc, gia cầm, các nhà khoa học khuyến cáo, chỉ nên dùng kháng sinh khi điều trị và không cho phép trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn hay nước uống cho vật nuôi nữa. Khi dùng trên động vật sản xuất thịt sẽ dẫn tới sự chuyển hướng số lượng lớn các chất dinh dưỡng từ mô mỡ về cơ, làm tăng sự tổng hợp protein thay vì mỡ, do đó nó có tác dụng làm tăng lượng thịt nạc trong quày thịt và giảm lượng mỡ của cơ thể.   

Tại Mỹ, những chất kích tố được sử dụng hợp pháp cho đến năm 1979. Sau đó người ta phát hiện thịt sản xuất có chất diethylstibestrol có liên quan đến một số bệnh ung thư trên người. Nguy cơ ung thư cơ quan sinh dục người con gái của những người mẹ được điều trị hormone này trong thời gian có chửa rất cao.

Năm 1980 tại Italia, người ta phát hiện ra sự tồn dư của chất này trong thịt bê đóng hộp cho trẻ con ăn đã gây ra một vụ bê bối lớn. Các trường hợp đàn ông có vú to như phụ nữ, người pê đê thường được quan sát thấy ở những trẻ em trong vùng được quy là tại có diethylstibestrol trong thức ăn của trẻ khi chúng còn nhỏ.    

Thế hệ thực phẩm doping 

Theo thống kê chưa đầy đủ, trung bình mỗi ngày, chỉ riêng tại Hà Nội đã tiêu thụ gần 200 tấn sản phẩm động vật. Hà Nội chỉ đáp ứng được hơn 30% loại thực phẩm trên vì vậy số còn lại - gần 70% - buộc phải nhập từ các tỉnh lân cận.

Để quản lý chất lượng thịt đưa vào Thủ đô, cơ sở và trình độ khoa học của các nhà quản lý chỉ có thể  cung cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho các sản phẩm động vật đưa vào. Còn kiểm tra dư lượng "hormone tăng trọng" và thuốc kháng sinh trong các sản phẩm thịt từ "con tép cho tới con voi" thì cơ quan chức năng này "bó tay chấm com" vì không có công nghệ và kỹ thuật tương thích, quy trình với hóa chất phân tích chuẩn, thời gian cần đủ...

Ngoài ra để kiểm tra dư lượng thuốc thực vật, chất kích thích tăng quả - mập rau, tỷ lệ nồng độ đạm tồn trong sản phẩm… thực vật (rau, quả) ngành an toàn thực phẩm cũng gặp khó khăn tương tự. Điều này buộc NTD phải mạo hiểm cả tính mạng của gia đình mình khi dùng mắt trần - kinh nghiệm và cảm tính - để liều mình nhắm mắt quyết "ăn hay chết" trước nhu cầu cung cấp các loại dinh dưỡng tối cần thiết nhằm bù đắp sức lao động cho các thành viên trong gia đình sau một ngày làm việc cật lực để mưu sinh.

Theo HCM CityWeb, báo cáo mới đây của GS Kính cho biết đã phát hiện 11% của 428 mẫu thịt heo và thức ăn nuôi heo lấy mẫu tại TP Hồ Chí Minh có sự hiện diện của hai chất thuộc họ hormone tăng trưởng (Clenbuterol và Salbutamol) cao gấp 35 lần so với tiêu chuẩn quy định. Còn kết quả xét nghiệm tại Viện KHKT nông nghiệp miền Nam cho thấy, có tới 47/428 mẫu thịt lợn xét nghiệm có tồn dư hormone kích thích tăng trưởng. Lượng tồn dư này cao gấp 3-60 lần tiêu chuẩn an toàn…

Kết quả nghiên cứu 428 mẫu thịt gia súc, gia cầm (từ 12 tỉnh, thành, thời gian từ ngày 20/6 – 1/11) do Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) chuyển đến, Viện KHKT nông nghiệp miền Nam đã phát hiện 11% số mẫu (47 mẫu) có chứa hormone kích thích tăng trưởng. Trong đó, thức ăn cho lợn chiếm tới 96,5%, cho gà 3,5%. Kết quả phân tích định lượng cũng đưa ra những con số đầy lo ngại khi hàm lượng trung bình của các loại hormone tăng trưởng đạt trung bình từ 50-125ppb, trong khi tiêu chuẩn quốc tế quy định mức tồn dư hormone trên ở thịt lợn là 0 ppb…

Đã có nhà khoa học tâm huyết với nòi giống và do đó tới tương lai của Việt Nam - một đất nước hằng năm có hơn 7.000 lễ hội, song trên mâm cơm trong 3 bữa ăn hằng ngày có hàng nghìn chất độc dưới dạng doping thực phẩm - trăn trở tại sao ma túy được xem là chất gây cái chết trắng cho một nhóm cư dân hữu hạn lại được xem là trọng điểm "diệt tận gốc" của các cơ chức năng với số lượng bản án tử hình dành cho người cung cấp ma túy là không giới hạn.

Vậy mà "thực phẩm doping" đe dọa cả một dân tộc có gần 90 triệu dân khiến cho 100 năm sau hay thậm chí vài chục năm sau dân tộc ta phải chứng kiến thảm họa "thế hệ thực phẩm doping" có quy mô và tác hại gấp hàng chục lần so với "thế hệ chất độc da cam" đã làm cho 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm và trong đó có khoảng 3 triệu người là nạn nhân như hiện nay thì được nhà chức trách xem nhẹ gần như không bởi một chế tài xử lý như đùa - "vi phạm, bị phát hiện thì chịu khó nộp phạt 20 triệu đồng rồi rút kinh nghiệm để kinh doanh cho kín đáo hơn".

Vì thế, đi trên đường Trường Chinh ở Thủ đô hay bất cứ hiệu thuốc thú y, trạm bán phân bón và thuốc kích thích cho cây trồng hoặc bán thức ăn gia súc nào cho con tôm đến con bò ở khắp miền đất nước, người sản xuất đều có thể dễ dàng bỏ ra vài chục ngàn để có "thần dược" tạo "thịt bẩn", "rau siêu tử".

Các nước trở thành cường quốc vì con người được xem là chiến lược trong mọi chiến lược. Đã đến lúc không thể "nhắm mắt làm ngơ" và Nhà nước phải quyết liệt hơn bao giờ hết trong nhiệm vụ quét sạch các điểm bán "doping chăn nuôi và trồng trọt" và phải xem hành động trường kỳ này còn quan trọng hơn tất cả các cuộc ra quân tấn công đồng loạt vào các điểm ma túy. Nếu không Việt Nam có thể sẽ phải đối đầu với một hoặc nhiều thế hệ "em chã" trong tương lai...

Khảo sát ở Việt Nam, GS Lã Văn Kính - Viện trưởng Viện KHKT nông nghiệp miền Nam:

Hiện có khoảng 10 loại chất kích thích tăng trưởng khác nhau được sử dụng trong chăn nuôi, phổ biến nhất là Clenbuterol và Salbutamol.

Salbutamol được hấp thụ dễ dàng qua đường tiêu hoá. Đây là loại thuốc dùng cắt cơn hen, giãn phế quản, giãn cơ trơn. Nếu sử dụng Salbutamol không đúng chỉ định có thể dẫn đến bệnh tim mạch, rối loạn mạch vành, trụy mạch, thậm chí tử vong. Cần biết rằng Salbutamol là chất cực kỳ nguy hiểm cho sức khoẻ con người và chỉ có giữa cái sống và cái chết mới phải sử dụng chúng để cấp cứu bệnh nhân hen lên cơn co thắt phế quản không thở được.


                                                                                   Theo CAND

Các tin khác


Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục