Việc thực hiện hiện đại hóa, ứng dụng CNTT vào giải quyết thủ tục hành chính còn hạn chế về kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực, mới chỉ được thực hiện ở một số địa phương, đơn vị và trong một số hoạt động, nhiều thủ tục vẫn còn phải thực hiện thủ công, tốn nhiều thời gian và nhân lực

 

Đó là nhận xét trong Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội giám sát việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong một số lĩnh vực liên quan trực tiếp đến công dân và doanh nghiệp theo chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 do Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận trình bày ngày 9-11.

Trong phiên thảo luận, Bộ trưởng Thông tin - Truyền thông Lê Doãn Hợp cho biết, đến nay, đã có gần 90% công chức ở Trung ương và 78% công chức ở tỉnh, thành và 40% công chức ở huyện và gần 20% công chức ở xã có máy tính, làm việc bằng máy tính. Số liệu này đang thay đổi rất nhanh.

Hiện tại có 20/22 bộ, ngành có cổng thông tin điện tử, trừ Bộ Công an và quân đội do hoạt động đặc thù. Có 62/63 tỉnh thành có cổng thông tin điện tử, trừ Đác Nông đang tích cực triển khai để sớm có vào cuối năm nay hoặc đầu năm tới. Hiện có 5.700 thủ tục hành chính được công khai trên các cổng thông tin điện tử hoặc website của các bộ, ngành và các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương.

Hiện tại, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, tỉnh thành bất cứ vào lúc nào và đảm bảo đến hết năm 2010 để thực hiện tốt pha 2, tức là giao ban trực tuyến với tất cả các quận, huyện, thành phố, thị xã và phấn đấu trong vài ba năm tới thì Chính phủ có thể giao ban trực tuyến với tất cả các xã, phường, thị trấn trong cả nước.

Tuy nhiên, cũng theo Bộ trưởng, ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính vẫn còn sáu tồn tại:

Một là ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan Nhà nước chủ yếu là quy mô nhỏ. Các hệ thống thông tin chuyên ngành quy mô quốc gia tạo nền tảng cho Chính phủ điện tử chưa được triển khai trên diện rộng.

Hai là ứng dụng CNTT phục vụ cho hai đối tượng là người dân và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Các cổng thông tin điện tử chủ yếu chỉ cung cấp thông tin. Ít trường hợp người dân có thể nộp hồ sơ xin cấp phép qua mạng. Ngay cả công tác thông tin vẫn còn nghèo và thiếu cập nhật thường xuyên.

Ba là nhiều cán bộ, công chức chưa có thói quen sử dụng thư điện tử, trao đổi văn bản điện tử, chưa hình thành văn hóa chia sẻ thông tin và hạn chế việc ứng dụng CNTT.

Bốn là kinh phí đầu tư cho ứng dụng CNTT còn hạn hẹp chưa tương xứng với lợi ích do ứng dụng CNTT mang lại. Nhiều địa phương chưa có nguồn chi ổn định cho ứng dụng CNTT, nặng chờ nguồn đầu tư và tài trợ của Trung ương.

Năm là do thu nhập thấp, các cơ quan Nhà nước rất khó thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng tốt làm cán bộ chuyên trách về CNTT để hướng dẫn các cấp.

Sáu là hiện đại hóa máy móc, thiết bị, công cụ như gắn hiện đại hóa công sở và chất lượng con người và cơ chế chính sách đặc thù đồng bộ hợp lý, kịp thời theo hướng đi tắt, đón đầu.

Đồng ý với Bộ trưởng Lê Doãn Hợp, đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (TP Hà Nội) cho rằng, Chính phủ và Ban chỉ đạo cải cách hành chính chưa lồng ghép, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong chỉ đạo triển khai Luật giao dịch điện tử và Luật CNTT trong chương trình cải cách hành chính đối với tất cả các bộ, ngành, cơ quan Nhà nước từ trung ương, địa phương và cơ sở. Chưa đầu tư áp dụng chữ ký điện tử trong giao dịch của cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân với cơ quan Nhà nước theo quy định của pháp luật, nhằm quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi phí và thực hiện cải cách thủ tục hành chính hiệu quả hơn.

Việc giao dịch điện tử mới chỉ tập trung ở lĩnh vực tài chính, thuế, ngân hàng, hải quan, thị trường chứng khoán, các lĩnh vực khác trong quản lý Nhà nước, lĩnh vực dân sự, kinh doanh, thương mại khác theo quy định của luật là phải được áp dụng vẫn chưa được triển khai. Vì vậy, có thể nói đây là một trong những nguyên nhân quan trọng của những hạn chế, tồn tại trong cải cách hành chính.

Đại biểu Nguyễn Văn Phát (Thanh Hóa) đề nghị, cần đặc biệt quan tâm đến việc ứng dụng CNTT và coi CNTT là công cụ đắc lực, góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng, tính công khai, minh bạch của mọi thủ tục, và cần phải được công khai trên mạng internet và trên trang web của các cơ quan.

Đề xuất đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong CCHC được các đại biểu Phạm Thị Hải (Đồng Nai), Huỳnh Nghĩa (TP Đà Nẵng), Nguyễn Thị Thu Hà (Gia Lai), Trần Thị Hoa Sinh (Lạng Sơn), Hứa Chu Khem (Sóc Trăng)… ủng hộ.

 

                                                                                         Theo ND

Các tin khác


Thời tiết ngày 25/3: Đông Bắc Bộ mưa vài nơi, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 25/3, khu Tây Bắc Bắc Bộ, vùng núi phía Tây khu vực Bắc Bộ, Trung Trung bộ và khu vực Tây Nguyên có nắng nóng cục bộ với nhiệt độ cao nhất trong ngày có nơi trên 36 độ C. Khu vực Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Độ ẩm tương đối thấp, phổ biến 45-50%.

Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục