(HBĐT) - Hiện nay, toàn tỉnh đã được Chính phủ quy hoạch 8 khu công nghiệp với diện tích 1.600 ha và 17 cụm công nghiệp với diện tích 500 ha; có 285 dự án đầu tư, 1.750 doanh nghiệp, 532 trang trại, 358 HTX. Trong những năm qua, kinh tế của tỉnh tăng trưởng khá vững chắc (bình quân 5 năm đạt 11,93%); cơ cấu kinh tế, công nghiệp - xây dựng chiếm 32,2%, dịch vụ 33,2% và nông-lâm nghiệp-thuỷ sản chiếm 34,6%. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của kinh tế, ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề cần quan tâm.

 

Triển khai thực hiện Nghị quyết số 41-NQ/T.ư ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị (khoá IX) về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước, Tỉnh uỷ Hoà Bình đã cụ thể hoá bằng Chương trình hành động số 437-CTr/TU ngày 30/6/2005 gồm 5 chương trình, mục tiêu, các giải pháp thực hiện bảo vệ môi trường đồng thời, tổ chức quán triệt, triển khai đến các cấp uỷ Đảng, chính quyền, ban ngành, đoàn thể,  tổ chức xã hội từ tỉnh đến cơ sở xây dựng kế hoạch, biên pháp cụ thể để thực hiện tại cơ quan, đơn vị mình. Hàng năm có nghị quyết về phân bổ ngân sách cho bảo vệ môi trường toàn tỉnh; các cơ quan thông tin đại chúng huyện, thành phố tăng thời lượng phát sóng về chủ trương, đường lối của Đảng, gương người tốt, việc tốt trong bảo vệ môi trường.

 

Đặc biệt, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường được quan tâm đẩy mạnh. Hàng năm đã tổ chức tập huấn, tuyên truyền và phổ biến pháp luật về bảo vệ môi trường cho mọi đối tượng. Trung bình đã triển khai từ 1-2 lớp ở mỗi huyện, thành phố, nhất là thông qua hình thức sân khấu hoá, các đoàn thể quần chúng đã tổ chức nhiều cuộc thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường  qua đó nâng cao được ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của các cấp,  ngành, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư.

 

Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý các vụ, việc gây ô nhiễm môi trường ở tỉnh được tăng cường. Qua kiểm tra, các lực lượng chức năng đã phát hiện có 27 cơ sở gây ô nhiễm môi trường, trong đó có 5 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các lực lượng đã tiến hành xử lý nghiêm khắc, đồng thời, hướng cho doanh nghiệp đầu tư tập trung vào các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt nhằm thuận lợi cho kiểm soát, xử lý các chất thải sau sản xuất.  Đi đôi với đó, các huyện, thành phố cũng chủ động xây dựng các tổ đội vệ sinh thu gom vận chuyển rác thải sinh hoạt, lựa chọn địa điểm xây dựng bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt. Công tác quản lý sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và các loại sản phẩm ngoài danh mục, cấm sử dụng hoặc quá hạn sử dụng đã được các địa phương từng bước thực hiện hiệu quả; công tác bảo vệ rừng và các khu bảo tồn được thực hiện tương đối tốt, tình trạng đốt phá rừng làm nương rẫy đã giảm;…

 

Để làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới, tỉnh ta đã xây dựng kế hoạch nhằm tăng  cường tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường, từng bước nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, nhất là vùng nông thôn, sâu, cao. Chú trọng thẩm định về môi trường các dự án đầu tư, dự án có tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; tăng cường sự phối hợp liên ngành trong các hoạt động liên quan đến môi trường, gắn phát triển với bảo vệ môi trường, xã hội hoá bảo vệ môi trường.

 

 

                                                                                          Hoàng Phúc

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 26/4: Nhiều nơi trên cả nước nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 26/4, phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên và miền Đông Nam Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục