Một đứa trẻ bị ngã dập đầu gối trong khi đang chơi đùa cùng với em gái. Bà bé giục nhanh nhanh lấy mật gấu bôi vào, nhưng mẹ bé không đồng ý.

 

Người mẹ nói không nên dùng mật gấu mà hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Đó là những tình tiết trong đoạn phim dài 36 giây mang tên "Mật gấu không phải là thần dược" do Trung tâm Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) dự kiến sẽ phát trên truyền hình quốc gia và các phương vào đầu năm nay.

Đoạn phim là một trong các nỗ lực nhằm làm giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ mật gấu tại Việt Nam, bảo vệ loài vật đang có nguy cơ tuyệt chủng này.

Mật gấu thường được đóng trong lọ nhỏ để bán. Ảnh: ENV.

Theo báo cáo của ENV hồi tháng 11 về thái độ và hành vi đối với việc sử dụng mật gấu ở Việt Nam, thì có đến 22% người dân thừa nhận từng sử dụng mật gấu và 72,5% số người sử dụng mật gấu cho biết họ thường dùng mật gấu để điều trị những vấn đề sức khỏe như thâm tím, đau cơ, tiêu hóa hay viêm khớp.

Tuy nhiên có tới hơn một nửa số người từng dùng mật gấu đã từ bỏ việc dùng thứ này vì mật gấu không đem lại hiệu quả.

“Việc sử dụng mật gấu đe dọa tới tương lai của loài gấu. Đến gặp bác sĩ là giải pháp tốt nhất khi phải đối mặt với vấn đề về sức khỏe. Việc làm này không chỉ vì sức khỏe của bản thân, mà còn góp phần cho việc bảo vệ loài gấu ở Việt Nam", ông Trần Việt Hưng, Trưởng phòng Truyền thông và Nâng cao Nhận thức của ENV, nói.

Hiện có hai loài gấu sống ở Việt Nam, là gấu ngựa (ursus thibetanus) và gấu chó (helarctos malayanus). Cả hai loài này hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng do nạn săn bắt, buôn bán trái phép phục vụ nhu cầu khai thác mật để làm thuốc.

 

                                                      Theo VnExpress

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục