Nhật Bản đang tìm cách theo bước Mỹ, Trung Quốc và Nga để chế tạo mẫu máy bay chiến đấu tàng hình mà các quan chức Nhật cho biết có thể sẵn sàng bay thử nghiệm sau 3 năm nữa.

 
Mô hình ban đầu chiếc máy bay chiến đấu tàng hình của Nhật Bản.
Mô hình ban đầu chiếc máy bay chiến đấu tàng hình của Nhật Bản.

5 năm nghiên cứu và phát triển

Thiếu tướng Hideyuki Yoshioka, Giám đốc phát triển hàng không thuộc Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho hãng tin AP hay, nguyên mẫu chiến đấu cơ tàng hình có thể cất cánh thử vào năm 2014. Nhật Bản đã chi 39 tỉ Yên (473 triệu USD) cho dự án này từ năm 2009, sau khi được thông báo rằng Mỹ không thể bán F-22 Raptor - chiến đấu cơ tiên tiến nhất - cho Nhật bởi vướng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí của quốc hội.

"Chúng tôi đã tiến hành dự án này được 2 năm và mọi việc đang diễn tiến đúng kế hoạch" - tướng Yoshioka cho biết hôm 7.3. Ông cũng nhấn mạnh rằng, việc bay thử thành công nguyên mẫu chiến đấu cơ tàng hình có tên gọi "Shinshin" hay "Spirit" không có nghĩa là Nhật Bản sẽ lập tức cho sản xuất loại vũ khí này. Nguyên mẫu được thiết kế để thử các công nghệ hiện đại, và nếu như mọi việc đều thành công tốt đẹp, chính phủ sẽ quyết định những động thái tiếp theo vào năm 2016.

Nhật Bản đang chịu sức ép của một cuộc "không chiến" trong khu vực về khả năng vượt trội của máy bay chiến đấu tàng hình. "Nếu những nước xung quanh Nhật Bản có khả năng sản xuất chiến đấu cơ tàng hình, thì Nhật Bản cũng phải phát triển khả năng này nhằm tự đảm bảo cho nền quốc phòng" - Đại tá Yoshikaku Takizawa của Viện nghiên cứu phát triển kỹ thuật, Bộ Quốc phòng nói.

Nhật Bản từ lâu là đồng minh quân sự với Mỹ - cường quốc có số lượng lớn máy bay chiến đấu và nhiều loại máy bay khác. Mỹ có khoảng 50 nghìn quân đồn trú trên quần đảo Nhật Bản.

Tuy nhiên, sức mạnh đồng minh ấy cũng không đủ thuyết phục để Tokyo từ bỏ ý định sở hữu F-22. Quốc hội Mỹ liên tục bác bỏ việc bán F-22 cho Nhật, bởi e sợ rằng chiếc chiến đấu cơ này có quá nhiều công nghệ bí mật, khó có thể chia sẻ được, kể cả những bạn bè thân cận nhất của Washington.

Sức ép và động lực

"Chúng tôi nhận ra rằng, điều quan trọng là chúng tôi phải tự phát triển khả năng sản xuất trong nước" - Đại tá Yoshioka nói.

Nga và Trung Quốc đã có những bước tiến lớn hướng tới hoàn thiện máy bay chiến đấu tàng hình tiên tiến có thể cạnh tranh với F-22. Tháng 1 vừa qua, Trung Quốc khiến các chuyên gia ngạc nhiên khi bay thử nghiệm thành công chiếc Chengdu J-20 ngay trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tới Bắc Kinh.

Chiếc J-20 của Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với F-22 của Mỹ, gây choáng váng các nhà hoạch định quân sự Mỹ - Nhật bởi sự phát triển của nó nhanh hơn nhiều so với dự kiến.

Trong khi đó, chiếc chiến đấu cơ mới toanh của Nga mang tên Sukhoi T-50 cũng đã cất cánh vào năm ngoái. Máy bay này được phát triển chung với Ấn Độ. T-50 không chỉ được xem là một động lực cho sức mạnh không quân Nga, mà còn là mối quan tâm của Nhật, bởi lẽ quan hệ Nga - Nhật gần đây không mấy "trời êm bể lặng" xung quanh chuỗi quần đảo tranh chấp Kuril.

Mặt khác, lực lượng không quân của Nhật ngày một già đi nhanh chóng. Tokyo muốn thay thế những chiếc máy bay chiến đấu cũ kỹ F-4EJ và F-15 bằng những máy bay tân thời hơn, chẳng hạn như F-35 hoặc F/A-18 của Mỹ hay Typhoon của Châu Âu.

Chính vì thế, các chuyên gia nhấn mạnh rằng, điều quan trọng là Nhật Bản phải trau dồi khả năng các kỹ sư trong nước nhằm tự phát triển những chiếc máy bay chiến đấu hiện đại nhất, nếu như các đối tác nước ngoài từ chối bán, như trong trường hợp chiếc F-22 của Washington.

"Điều đặc biệt quan trọng là duy trì và nâng cao khả năng sản xuất bằng công nghệ trong nước" - Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh trong kế hoạch phác thảo chương trình công nghệ tiên tiến ATD-X cuối năm 2009.

Ngoài ra, còn một vấn đề khác đáng phải quan tâm là tiền bạc. Bộ Quốc phòng dự kiến tác động kinh tế của việc nghiên cứu, phát triển và sản xuất máy bay chiến đấu nội địa lên tới 101 tỉ USD, cùng với 240 nghìn việc làm sẽ được tạo mới.

 

                                                                                   Theo LaoDong

 

Các tin khác


Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Tăng cường giải pháp đảm bảo cấp điện mùa mưa bão

Công ty Điện lực Hoà Bình (PC Hoà Bình) đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp để đảm bảo cấp điện ổn định, an toàn mùa mưa bão. Một trong những giải pháp quan trọng là việc đào tạo, nâng cao kỹ năng xử lý các dạng sự cố điện trong mùa mưa bão cho cán bộ, công nhân viên của công ty.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục