Sau nhiều đợt cao điểm tỉnh Bắc Cạn tổ chức lực lượng liên ngành truy quét “vàng tặc”, “lâm tặc”, khi lực lượng liên ngành rút đi, Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ lại đứng trước nguy cơ bị xâm hại.

 

Đầu năm 2010, trước tình hình KBT thiên nhiên Kim Hỷ bị xâm hại nghiêm trọng, có hàng nghìn mét khối gỗ nghiến bị chặt hạ nằm lăn lóc trong rừng (ảnh); nhiều khu vực trong KBT bị đào bới nham nhở, biến dạng để khai thác vàng, tỉnh Bắc Cạn đã chi hàng tỷ đồng để tổ chức lực lượng truy quét, chốt chặn các ngả được để đấu tranh với “vàng tặc”, “lâm tặc”. Thời gian lực lượng liên ngành có mặt tại đây, tình hình tạm thời lắng xuống.

Nhưng từ cuối năm 2010, lực lượng công an, quân đội rút về, Giám đốc, kiêm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm KBT thiên nhiên Kim Hỷ Nguyễn Tiến Dũng lo lắng: “Thời gian vừa qua KBT không bị xâm hại là do nhân dân địa phương vào vụ cấy lúa xuân và có lực lượng công an, quân đội được tỉnh điều động vào để truy quét các ổ, nhóm khai thác vàng, lâm sản quý hiếm trái phép. Nay mùa vụ đã xong, vào lúc nông nhàn, công an, quân đội rút đi, chỉ còn lực lượng kiêm lâm KBT với số lượng mỏng thì không thể giữ được sự bình yên cho KBT”.

Trước tình hình đó, cuối tháng 2- 2011, Ban quản lý KBT thiên Kim Hỷ đã có công văn đề nghị duy trì lực lượng truy quét “lâm tặc”, “vàng tặc” trong KBT nhưng đến nay chưa được tỉnh đồng ý. Trong khi đó, thực hiện sự chỉ đạo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, Ban quản lý KBT tổ chức tám chốt nhằm ngăn chặn nhân dân địa phương vào rừng khai thác gỗ nghiến, nhưng do lực lượng quá mỏng nên đến nay chỉ duy trì được sáu chốt. Kiểm lâm làm nhiệm vụ ở tất cả các chốt này đều phải ở nhờ nhà dân nên sinh hoạt, công tác, mật phục gặp nhiều khó khăn. Hạt Phó Hạt kiểm lâm KBT Nguyễn Đức Chức cho biết: “Việc các chốt ở nhờ nhà dân nên việc triển khai công tác đạt hiệu quả thấp, anh em đi đến đâu là các đối tượng xấu đã biết, nhiều khi rất khó bắt được quả tang lâm tặc. Nếu tỉnh không khẩn trương tăng cường lực lượng liên ngành truy quét thì thời gian tới KBT sẽ bị lại bị xâm hại nghiêm trọng”.

Không thể cứ tổ chức lực lượng liên ngành để bảo vệ KBT, ngân sách tỉnh eo hẹp, mỗi lần tổ chức lực lương liên ngành rất tốn kém. Về lâu dài, tỉnh Bắc Cạn cần có biện pháp đồng bộ để phát triển kinh tế, xã hội các xã chung quang KBT để ổn định đời sống nhân dân, nếu cao trách nhiệm bảo vệ rừng của chính quyền các xã, giao khoán bảo vệ rừng nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhân dân địa phương, bảo vệ rừng tận gốc.

Khu bảo tồn thiên nhiên Kim Hỷ ở huyện Na Rì (Bắc Cạn) rộng gần 15 nghìn ha, trong đó có 11,5 nghìn ha cần phải được bảo vệ nghiêm ngặt vì lưu giữ nhiều loài động, thực vật đặc hữu trên núi đá ở vùng đông bắc nước ta.

 

                                                                                          Theo ND

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục