Công ty TNHH Đức Thịnh trong KCN bờ trái sông Đà hiện tạo việc làm cho 24 lao động với thu nhập bình quân năm 2010 đạt gần 3 triệu đồng/người/tháng.

Công ty TNHH Đức Thịnh trong KCN bờ trái sông Đà hiện tạo việc làm cho 24 lao động với thu nhập bình quân năm 2010 đạt gần 3 triệu đồng/người/tháng.

(HBĐT)- Mặc dù mới trong giai đoạn đầu phát triển, khu công nghiệp bờ trái sông Đà đã đóng góp nhiều sản phẩm công nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển KT- XH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian tới, KCN này tiếp tục ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư lớn và đảm bảo môi trường nhằm phát triển theo hướng bền vững.

 

Ngày 9/12/2009, Chủ tịch UBND tỉnh đã ký Quyết định số 2470 về việc thành lập KCN bờ trái sông Đà. Đây là KCN được thành lập theo tinh thần Nghị định số 29, ngày 14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế với tổng diện tích 86,37 ha do Công ty Cổ phần Sông Đà- Thăng Long làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng. Công ty có trách nhiệm đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp bờ trái sông Đà theo đúng quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt, giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp có thẩm quyền cấp; chịu trách nhiệm tổ chức quản lý, bảo đảm vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường sinh thái, an toàn và phòng- chống cháy, nổ (kể cả diện tích các doanh nghiệp trước đây đã được UBND tỉnh cho phép đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư). Đồng thời, duy tu, bảo dưỡng các công trình kết cấu hạ tầng toàn khu công nghiệp; kinh doanh các dịch vụ trong khu công nghiệp phù hợp với giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và điều lệ công ty; ấn định phí dịch vụ trên cơ sở khung giá hàng năm và có sự tham gia của Ban Quản lý các khu công nghiệp. Hiện tại, trên tổng diện tích 86,37 ha có đến trên 50 ha đất cho doanh nghiệp trong, ngoài nước đã, đang thực hiện đầu tư, sản xuất. Với diện tích còn lại, Công ty CP Sông Đà- Thăng Long đang tập trung triển khai xây dựng hạ tầng tích cực. Song song với đó, trong KCN bờ trái sông Đà, Ban QL KCN của tỉnh cũng đang đầu tư xây dựng trục đường chính trong KCN và cải tạo suối Đúng đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng KCN. Trước mắt, trong giai đoạn I, Công ty CP Sông Đà- Thăng Long đã đền bù GPMB trên diện tích 14 ha, đa số là đất sản xuất nông nghiệp.  Hiện tại, CTCP Sông Đà- Thăng Long đã thi công phần san nền trong KCN, tính đến nay, Công ty đã thực hiện được từ 60 – 70% khối lượng san lấp mặt bằng. Trong giai đoạn II, Công ty tiếp tục triển khai GPMB diện tích còn lại, đồng thời đầu tư hệ thống đường giao thông, hệ thống thoát nước, vỉa hè, bồn cây, cây xanh, hệ thống nước thải và vệ sinh môi trường; hệ thống cấp nước; cấp điện và thông tin liên lạc cho KCN. Đến nay đã cơ bản chi trả tiền bồi thường cho các hộ dân có đất nông nghiệp và đã tổ chức san nền làm mặt bằng các công trình hạ tầng, đã chuẩn bị được hơn 14 ha đất để thu hút các doanh nghiệp thứ phát đến đầu tư. Theo kế hoạch, đến hết năm 2011 hoàn thành san nền và các hạng mục giao thông, hệ thống thoát nước... để thu hút đầu tư thứ phát. Phấn đấu đến năm 2013, tỷ lệ lấp đầy diện tích đất cho thuê trong KCN đạt 100%. Tính đến nay đã có 20 doanh nghiệp đã đầu tư có nhu cầu sử dụng đất tại KCN bờ trái sông Đà với tổng vốn đầu tư trên 300 tỷ đồng. Các doanh nghiệp đã đóng góp nhiều sản phẩm công nghiệp (hàng may mặc, linh kiện điện tử, vật liệu xây dựng,…) góp phần thúc đẩy phát triển KT- XH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh.  Được biết, cho đến nay cũng đã có nhiều nhà đầu tư hạ tầng đang có nhã ý tập trung triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư và KCN bờ trái sông Đà. Tuy nhiên, theo ông Đặng Huy Toàn, PGĐ Công ty CP Sông Đà- Thăng Long, tính chất khu công nghiệp bờ trái sông Đà chủ yếu dành cho các ngành công nghiệp sử dụng công nghệ cao, ít ô nhiễm môi trường và ưu tiên cho các ngành có vốn đầu tư lớn. Ngay cả trên địa bàn cả tỉnh, trong thời gian tới, phát triển công nghiệp được quản lý tập trung chủ yếu trong các khu công nghiệp để đảm bảo thuận tiện cho quản lý, thu hút đầu tư, xử lý môi trường, do đó, vai trò của khu công nghiệp ngày càng quan trọng trong phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Mặt khác không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp trước và sau khi đầu tư vào khu công nghiệp về vấn đề môi trường. Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp phải đăng ký đảm bảo về môi trường trước khi đi vào hoạt động.

 

Hồng Trung

 

Các tin khác


Đảm bảo cấp điện trong mùa mưa bão

(HBĐT) - Trong mùa mưa bão, những sự cố về điện rất dễ xảy ra, gây gián đoạn cung cấp điện và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn lưới điện. Thời gian qua, Điện lực thành phố Hòa Bình đã triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn lưới điện trong mùa mưa bão, kịp thời khắc phục khi xảy ra sự cố mất điện.

Kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại huyện Lạc Thuỷ

(HBĐT) - Chiều 28/9, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn huyện Lạc Thủy. Tham gia đoàn công tác có lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Mực nước lũ trên sông Bôi đang xuống chậm

(HBĐT) - Theo Đài Khí tượng thủy văn Hòa Bình, do mưa lớn, mực nước trên sông Bôi tại trạm Hưng Thi (Lạc Thủy) đã đạt đỉnh là 1.380 cm lúc 14 giờ ngày 28/9/2023. Lúc 15 giờ ngày 28/9 là 1.376 cm, cao hơn báo động III là 73 cm.

Huyện Cao Phong: Mưa lũ làm một người tử vong

(HBĐT) - Hồi 15h20' ngày 28/9, các lực lượng chức năng tìm thấy thi thể anh Bùi Văn T, sinh ngày 10/11/1982, trú tại xóm Bưng 1, xã Thu Phong, huyện Cao Phong. Trước đó, hồi 15h ngày 27/9, anh T đi ra suối Bưng và bị nước lũ cuốn mất tích. Nhận được thông tin, Công an huyện và Ban Chỉ huy quân sự huyện Cao Phong đã tổ chức lực lượng cùng cán bộ UBND xã Thu Phong, xã Bắc Phong và thị trấn Cao Phong đi dọc suối Bưng tìm kiếm.

Huyện Yên Thủy: Hơn 440 ha lúa bị ngập úng do mưa lớn

(HBĐT) - Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự huyện Yên Thủy, từ ngày 26 đến 14h ngày 28/9, trên địa bàn huyện xảy ra các đợt mưa to đến rất to liên tục, tổng lượng mưa đo được ở trạm đo mưa xã Lạc Lương đạt 290 mm, trạm đo mưa xã Đoàn Kết 160 mm, trạm đo mưa xã Yên Trị 279,2 mm. Mưa lớn liên tục trong 3 ngày đã gây ngập lụt hầu hết diện tích cây trồng, ngập úng, sạt lở một số nhà dân, tuyến đường trên địa bàn.

Huyện Kim Bôi: Thiệt hại do mưa lũ gần 6 tỷ đồng

(HBĐT) - Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, từ đêm ngày 25 - 28/9, trên địa bàn huyện Kim Bôi có mưa to đến rất to kéo dài. Lượng mưa trung bình 210 mm, gây thiệt hại về tài sản của người dân và công trình hạ tầng giao thông. Trong đó có 4 hộ nằm trong vùng nguy cơ sạt lở phải di dời, 85 ha lúa và cây màu bị ngập, 7 điểm đường sạt lở chia cắt giao thông... Thiệt hại ước tính gần 6 tỷ đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục