Ông Lê Ngọc Đức, Giám đốc Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) cho biết, doanh nghiệp xác định chiến lược ứng dụng chữ ký số để tận dụng tối đa tiện ích mà nó đem lại.

 

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet)
Ông Lê Ngọc Đức, Giám đốc Công ty Điện toán và truyền số liệu (VDC) cho biết, doanh nghiệp xác định chiến lược ứng dụng chữ ký số để tận dụng tối đa tiện ích mà nó đem lại.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội thảo Chữ ký số, các ứng dụng và giải pháp cho tổ chức tài chính ngày 24/3.

Theo ông Đức, để tích hợp chữ ký số vào các ứng dụng sẵn có như Internet Banking, chứng khoán online… là câu chuyện hoàn toàn không đơn giản. Doanh nghiệp cần xác định chiến lược ứng dụng tổng thể, chia thành các giai đoạn, xác định rõ phạm vi ứng dụng, quy mô triển khai, ngân sách đầu tư và các chiến lược cho ứng dụng này.

Cụ thể, cần chuẩn bị cơ sở hạ tầng phù hợp như đầu tư máy chủ chức năng chữ ký số chuyên dụng, các thiết bị người dùng đầu cuối và thuê bao chữ ký số hàng năm…

Được biết, dịch vụ chữ ký số được ứng dụng để giao dịch trực tuyến với nhiều ứng dụng đa dạng trong các lĩnh vực hành chính công, chính phủ điện tử, thương mại điện tử, ngân hàng, thanh toán trực tuyến, giao dịch trực tuyến...

Sử dụng chữ ký số sẽ giúp cá nhân và doanh nghiệp tiết kiệm chi phí in ấn, đi lại, nâng cao hiệu quả quản lý công văn giấy tờ, đồng thời vẫn đảm bảo tính pháp lý như chữ ký tay và con dấu.

VDC là một trong những doanh nghiệp (thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam) được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép cung cấp dịch vụ chữ ký số công cộng. Hiện, đơn vị này đã triển khai nhiều dự án lớn như tích hợp chữ ký số vào giao dịch khai thuế điện tử, giao dịch hải quan điện tử...
 
 
                                                                                  Theo TTXVN
 
 

Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục