Mạng tin Science Express vừa công bố một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Australia cho thấy tốc độ gió và chiều cao của sóng trên các đại dương đã tăng đều trong 1/4 thế kỷ qua.

 

Các nhà nghiên cứu từ trường đại học Công nghệ Swinburne ở thành phố Melbourne cho biết xu hướng này cũng có tác động tới việc truyền năng lượng giữa đại dương và khí quyển, một trong những yếu tố còn nhiều bí ẩn trong quá trình tính toán các thông số về biến đổi khí hậu.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu thu thập từ vệ tinh trong thời gian từ năm 1985 tới 2008, cho thấy tốc độ gió trên đại dương đã liên tục tăng trong khoảng thời gian trên. Ở những vùng tốc độ gió tăng, sóng biển cũng dâng cao hơn.

Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Ian Young cho biết hiện tượng gia tăng mạnh nhất xảy ra ở những nơi có gió mạnh nhất hoặc sóng biển cao nhất.

Tốc độ gió cực mạnh gia tăng hầu như trên khắp toàn cầu với mức xấp xỉ 10% trong vòng 20 năm qua, tương đương với tỷ lệ 0,5% mỗi năm. Mức sóng cực cao đã tăng khoảng 7% trong thời gian trên. Ngoài khơi bờ biển phía Nam Australia, 1% sóng cao nhất đã tăng từ độ cao 5 mét lên tới gần 6 mét.

Theo các nhà nghiên cứu, tốc độ gió trung bình trên hầu hết các đại dương của thế giới cũng tăng lên, ít nhất 0,25% mỗi năm. Xu hướng này tăng mạnh hơn ở Nam bán cầu so với Bắc bán cầu. Tỷ lệ tăng lớn hơn trong điều kiện cực đại với tốc độ gió trên đại dương tăng ít nhất 0,75% mỗi năm.

Gió mạnh hơn có thể tạo ra những đợt sóng cao hơn. Theo quan sát của các nhà khoa học, chiều cao của các đợt sóng lớn nhất ở vĩ tuyến cao hơn dường như cũng tăng. Tuy nhiên, chưa có số liệu cho thấy độ cao trung bình của các đợt sóng trên toàn cầu tăng với tỷ lệ đáng kể.

Đồng tác giả nghiên cứu, Giáo sư Alexander Babanin cho biết hiện chưa khẳng định liệu xu hướng này có liên quan tới hiện tượng biến đổi khí hậu trên toàn cầu hay không. Theo ông, số liệu này bổ sung một dữ liệu quan trọng nhưng thường bị bỏ qua trong các nghiên cứu về biến đổi khí hậu.

Ông Babanin chỉ rõ khi đề cập đến khí hậu, mọi người thường nói đến nhiệt độ thay đổi hay lượng mưa nhưng ít khi nói đến sóng và gió.

Hai yếu tố này, giống như nhiệt độ và lượng mưa cũng như nhiều hiện tượng khác trong hệ thống tuần hoàn khí quyển-biển, là những dấu hiệu cho thấy khí hậu biến đổi.

Các dữ liệu này rất có ích bởi chúng có thể cung cấp các phương pháp xác nhận và kiểm nghiệm những gì xảy ra đối với khí hậu. Nếu nhiệt độ gia tăng trên toàn cầu, hiện tượng đó không xảy ra đồng nhất ở khắp nơi do ảnh hưởng của đất và vòng tuần hoàn đại dương.

Đại dương sẽ ấm hơn ở một số khu vực và lạnh hơn ở những nơi khác. Hiện tượng đó tạo nên sự khác biệt về áp suất dẫn tới hình thành gió. Khi áp suất thay đổi và nếu sự chênh lệch nhiệt độ lớn hơn, chênh lệch áp suất cũng lớn hơn, gió sẽ mạnh hơn và hướng gió có thể thay đổi.

Các nghiên cứu trước đây dựa trên dữ liệu quan sát từ tàu biển và các phao sóng, nghĩa là dữ liệu được thu thập gần bờ hoặc hướng đi của tàu biển. Giáo sư Babanin khẳng định đây là nghiên cứu đầu tiên đưa ra một bức tranh hoàn chỉnh về tốc độ gió và độ cao của sóng./.


                                                                                       Theo  TTXVN
 

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục