Ông Nguyễn Thiệp, Vụ trưởng Vụ Châu Âu, Bộ Ngoại giao, cùng đại sứ Hungary Laszlo Vizi bên một đoạn lũy

Ông Nguyễn Thiệp, Vụ trưởng Vụ Châu Âu, Bộ Ngoại giao, cùng đại sứ Hungary Laszlo Vizi bên một đoạn lũy

Cùng các đại sứ châu Âu thăm địa điểm khảo cổ học Trường Lũy ở Quảng Ngãi cuối tuần qua, Trưởng phái đoàn Ủy ban châu Âu Sean Doyle đề nghị Việt Nam sớm xây dựng dự án chi tiết để bảo tồn, phát huy giá trị di sản này

 

“Chúng tôi cam kết hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi với vai trò kết nối các nước thành viên, tiếp tục nghiên cứu sâu, đầu tư du lịch cũng như tài chính để nâng tầm quốc tế công trình kiến trúc độc đáo của Việt Nam này”, ông Sean Doyle nói.

Đại sứ các nước Pháp, Ba Lan, Hungary, Anh, Hy Lạp, Itally cùng Phái đoàn Ủy ban Châu Âu (EU) đã đến thăm di tích Trường Lũy và tham dự hội thảo về di sản văn hóa này.

Đại sứ Châu Âu thăm Trường Lũy. Ảnh: Trí Tín
Ông Nguyễn Thiệp, Vụ trưởng Vụ Châu Âu, Bộ Ngoại giao, cùng đại sứ Hungary Laszlo Vizi bên một đoạn lũy. Ảnh: Trí Tín

Sau 5 năm (2005-2010) nghiên cứu, các nhà khoa học của Viện khảo cổ Việt Nam, Trung tâm Viễn đông Bác Cổ Pháp tại Hà Nội đã công bố di tích khảo cổ này vào cuối năm ngoái. Trường Lũy dài khoảng 133 km trải dài từ huyện miền núi Trà Bồng (Quảng Ngãi) đến huyện An Lão (Bình Định). Chạy dọc theo Trường Lũy, mỗi đoạn dài 500 đến 1.000 mét có một đồn lính sơn phòng đóng vai trò vừa bảo vệ vừa điều hòa các mối quan hệ buôn bán giữa các tộc người ờ vùng cao với người Kinh ở khu vực đồng bằng

Tại hội thảo hôm 27/3, Tiến sĩ Andrew Hardy, Trưởng đại diện Trung tâm Viễn Đông Bác Cổ Pháp tại Việt Nam nhấn mạnh: “Trường Lũy minh chứng cho sự lưu thông hàng hóa giữa người miền ngược với người miền xuôi”.

Còn ông Jean Francois Girault, Đại sứ Pháp, cho rằng lũy ở đây không chỉ đảm bảo an ninh mà chủ yếu hướng đến mục tiêu giao thương, trao đổi mua bán. Ông nói: "Trên thế giới có những bức tường thể hiện sự ngăn cách cộng đồng nhưng đến xem Trường Lũy Quảng Ngãi chúng tôi có thêm bài học mới, cái nhìn mới về sự hỗ trợ của những nhóm cộng đồng khác nhau cùng chung tay xây nên”.

Trường Lũy là bức tường đá khổng lồ với nhiều đồn bảo, kéo dài 133 km từ Quảng Ngãi đến Bình Định. Ảnh: Trí Tín

Hiện tại, tỉnh Quảng Ngãi đã bắt đầu triển khai cắm mốc, làm biển hiệu di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, tuyên truyền người dân ở các địa phương cùng chung tay bảo vệ di tích Trường Lũy. Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Hoàng Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết: “Thông qua đại sứ các nước châu Âu, tỉnh hy vọng các tổ chức, bạn bè quốc tế cùng chung tay đánh thức tiềm năng to lớn của di sản đặc biệt này".

Trường Lũy là công trình kiến trúc độc đáo được xếp bằng đá xen lẫn với những đoạn lũy bằng đất được đắp công phu trải dài qua khắp núi đồi nơi vùng cao heo hút trải dài 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định. Qua 3 đợt khai quật tại chân móng đồn trên đỉnh đèo Chim Hút, xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi), các nhà nghiên cứu phát hiện nhiều mảnh gốm không tráng men hay những mảnh bằng đất nung vỡ ra từ chum chóe, những mảnh vỡ của bát đĩa có xuất xứ từ Quảng Đông, Hải Nam (Trung Quốc) và gốm Bát Tràng, Hải Dương.

Ông Sơn nói rằng, Quảng Ngãi sẽ lập hồ sơ đề nghị UNESSCO công nhận Trường Lũy là di sản văn hóa thế giới. Hiện công trình này đã được Việt Nam công nhận là di sản văn hóa quốc gia.

 

                                                                        Theo VnExpress

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục