Sản xuất bóng đèn tiết kiệm điện ở Công ty bóng đèn, phích nước Rạng Đông.

Sản xuất bóng đèn tiết kiệm điện ở Công ty bóng đèn, phích nước Rạng Đông.

Hơn năm năm qua, Viện khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp các bộ, ngành và địa phương thực hiện Dự án "Chiếu sáng công cộng hiệu suất cao tại Việt Nam" (VEEPL), đem lại những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Tuy nhiên, để duy trì và nhân rộng mô hình còn không ít bất cập cần tháo gỡ, giải quyết.

 

Bây giờ đi trên nhiều đường phố vào buổi tối ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Ðà Nẵng, Quy Nhơn... bất luận mùa nào, người đi đường đều được tắm mình trong ánh sáng của các loại đèn LED, cao áp Sodium, Natri, Com-pắc... công suất nhỏ nhưng vẫn bảo đảm ánh sáng và mỹ quan đô thị. GS, TS Phan Hồng Khôi, Giám đốc điều hành cũng như TS Nguyễn Thị Bắc Kinh, Cố vấn Dự án VEEPL trao đổi ý kiến với chúng tôi: Ðược sự hỗ trợ của UNDP, Quỹ Môi trường toàn cầu và sự nỗ lực của các bộ, ngành và địa phương, hơn năm năm triển khai thực hiện dự án (từ tháng 12-2005 đến tháng 6-2011) tuy chưa tổng kết, đánh giá một cách toàn diện nhưng bước đầu đã thấy được hiệu quả của nó. Bởi từ một, hai thành phố làm thí điểm, đến nay, Dự án VEEPL đã nhân rộng ra 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Chiếu sáng công cộng bao gồm chiếu sáng đường phố, trường học, bệnh viện, các tụ điểm vui chơi giải trí... Mục tiêu đặt ra của dự án là hỗ trợ năm chương trình cho các địa phương tham gia VEEPL, đó là: Hỗ trợ phát triển chính sách và thể chế; xây dựng năng lực kỹ thuật; hỗ trợ phát triển tài chính; trình diễn các mô hình công nghệ và quản lý hệ thống chiếu sáng hiệu suất cao; truyền thông nâng cao nhận thức của cộng đồng.

Giám đốc Công ty TNHH công viên cây xanh và chiếu sáng đô thị TP Quy Nhơn Ðỗ Ðình Phương cho biết: Ban đầu còn hơi băn khoăn, nhưng được sự hỗ trợ của dự án và sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, chúng tôi tổ chức trình diễn 18 mô hình chiếu sáng công cộng hiệu suất cao. Từ kết quả này, các nhà quy hoạch, quản lý đô thị và các cấp chính quyền có sự chuyển biến trong nhận thức và đồng tình ủng hộ. Cùng với việc sử dụng các loại bóng đèn có hiệu suất cao, đơn vị còn giới thiệu và sử dụng loại chóa đèn phù hợp môi trường có hơi nước biển và bụi, giảm hệ số mù quang thông trong tính toán; thiết kế để giảm điện năng tiêu thụ nhưng vẫn nâng cao hiệu suất chiếu sáng và giảm chi phí bảo dưỡng. Năm năm qua, với sự trợ giúp về mặt kỹ thuật của VEEPL, TP Quy Nhơn đã lắp đặt khoảng hai nghìn bộ đèn hiệu suất cao, cải tạo được 20 tuyến chiếu sáng trong thành phố theo hướng tiết kiệm điện với tổng kinh phí gần 600 nghìn USD. Công ty đã từng bước thay thế các loại bóng đèn hiệu suất thấp, tuổi thọ ngắn trước đây (60% số bóng đèn cao áp thủy ngân tiêu thụ nhiều điện năng) bằng các loại đèn Sodium, Metal Halide có hiệu suất cao đối với các tuyến đường lớn, trọng điểm; đồng thời sử dụng đèn com-pắc, bảo đảm chiếu sáng ở các đường nhánh, ngõ, hẻm mà vẫn tiết kiệm điện.

Phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo TP Hà Nội, Dự án VEEPL sau khi khảo sát tình hình thực tế chiếu sáng ở 22 trường học các cấp trên địa bàn, đã đề xuất các giải pháp nhằm thay thế hàng loạt đèn huỳnh quang T10 và đèn sợi đốt (tiêu tốn nhiều năng lượng, hiệu suất chiếu sáng thấp, không bảo đảm độ rọi trên bảng và trên bàn cho học sinh) bằng đèn T8.36W bột huỳnh quang ba phổ, balat điện trở của Công ty cổ phần bóng đèn, phích nước Rạng Ðông thì tổng điện năng tiêu thụ đã giảm đáng kể. Mặt khác, độ rọi trung bình trên bảng và mặt bàn học sinh tăng gấp 1,5 lần so với trước đây (đạt 425-436 lux). Tương tự mô hình đã được nhân rộng ra tại hàng trăm trường học ở TP Hồ Chí Minh, Hải  Phòng, Ðà Nẵng, Vĩnh Phúc... và đến thời điểm này không kể các khu vực đô thị từ loại một đến loại ba, bốn hưởng ứng mà đã có hơn 900 trường học với hàng chục nghìn phòng học trong cả nước thực hiện theo Dự án VEEPL. Trên cơ sở phối hợp các bộ, ngành và địa phương, Dự án VEEPL đã xây dựng được khung chính sách về chiếu sáng công cộng hiệu suất cao, như Nghị định số 79/2009/NÐ-CP của Chính phủ về quản lý chiếu sáng đô thị, Thông tư số 13/2010/TT-BXD, định hướng phát triển chiếu sáng đô thị Việt Nam đến năm 2025... Theo  đó, công nghệ chiếu sáng hiệu suất cao đã được áp dụng tại phần lớn các địa phương trong cả nước. Số liệu điều tra chưa đầy đủ của Dự án VEEPL cho thấy, từ năm 2006 đến đầu năm 2011, số lượng đèn chiếu sáng hiệu suất cao đã tăng từ 30% lên 89%; các công nghệ quản lý hệ thống chiếu sáng hiện đại, tiết kiệm điện năng đã được sử dụng (như công nghệ Luxicom của Pháp, công nghệ GSM/GPRS, tủ điều khiển tiết kiệm điện năng...). Tuy nhiên, để nhân rộng mô hình đến khắp các vùng, miền trong cả nước, góp phần tiết kiệm điện năng, cũng là góp phần hạn chế phát thải khí nhà kính, còn không ít vấn đề bất cập, cần tìm cách giải quyết. Trong đó, việc cần tập trung là hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực chiếu sáng đô thị ở nước ta và đưa nó vào cuộc sống. Ðây là vấn đề rất mới, lại liên quan các ngành, các cấp, cho nên đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phương. Từ xây dựng quy hoạch, kế hoạch chung đến quy hoạch, kế hoạch cụ thể cho chiếu sáng công cộng hiệu suất cao; công tác đầu tư cũng như đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành, ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất các thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao... đều phải được nghiên  cứu và triển khai phù hợp điều kiện từng địa phương và đơn vị.

 

                                                                                               Theo ND

Các tin khác


Ghi nhận những ngày đầu thực hiện cấp đổi giấy phép lái xe ô tô trực tuyến toàn trình

Từ ngày 15/3/2024, tỉnh Hòa Bình chính thức triển khai cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX) ô tô theo hình thức trực tuyến toàn trình (TTTT) qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG). Với sự phối hợp chặt chẽ của ngành GTVT và Bưu điện tỉnh, việc triển khai dịch vụ cấp đổi GPLX ô tô trực tuyến đã được thực hiện thông suốt, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Thời tiết ngày 21/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa vài nơi

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 21/3, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác; đêm và sáng trời rét.

Thời tiết ngày 20/3: Gió mạnh, sóng lớn trên biển

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/3, Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8-9. Biển động mạnh. Sóng biển cao 2-4 m.

Từ tháng 4 - 9/2024, đề phòng các hình thái thời tiết nguy hiểm

Nhận định về các hình thái thời tiết từ tháng 4-9/2024, Trưởng Phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, từ tháng 4-6/2024, hiện tượng El Nino sẽ suy yếu dần và chuyển sang trạng thái trung tính với xác suất 75-80%. Bão và áp thấp nhiệt đới ít có khả năng xuất hiện trên Biển Đông.

Thời tiết ngày 19/3: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/3, không khí lạnh ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở Trung Trung Bộ. Gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3, vùng ven biển cấp 4-5.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục