Khi tuổi đã cao, người ta phải đối mặt với một thực tế, đó là việc ghi nhớ ngày càng trở nên khó khăn. Tuy nhiên, một câu hỏi không phải ai cũng trả lời cho rành rẽ rằng, vì sao, càng già trí nhớ con người ta càng kém như vậy?

Mỗi buổi sáng chúng ta có thể để xe dừng ở một bãi đỗ, nhưng trừ khi mỗi lần chúng ta đều đỗ tại một vị trí nhất định, nếu không sau 8 tiếng chúng ta sẽ phải rất mất thời gian mới nhớ ra được rằng chúng ta đặt nó ở hàng số 2 hay hàng số 5.

Hoặc trong một hội nghị, chúng ta được giới thiệu những người cộng sự mới, có điều trước khi bắt tay chúng ta gần như đã quên mất tên của người đó rồi. Đối với việc này chúng ta chỉ đành bất lực nhún vai và an ủi bản thân mình: Ổ cứng trong đầu mình đã chứa gần đầy rồi, không có cách nào tiếp nhận những tư liệu mới dồn dập tới như thế.

Ở người già, việc tiếp nhận thông tin mới trở nên khó khăn.


Các nhà khoa học của khoa Thần kinh bệnh viện Johns Hopkins phát hiện ra rằng, vấn đề chính là đại não của chúng ta không ngừng lão hóa và gần như không đưa những tin tức này thành những tin tức mới. Bởi vì con đường tới vùng hippocampus (vùng lưu trữ của trí nhớ trong não) đã bị lão hóa. Kết quả là não không còn chính xác trong việc ghi nhớ các dữ kiện mới, dẫn tới sự hỗn loạn.

Trợ lí giáo sư Michael Yassa của khoa Khoa học và Nghệ thuật Johns Hopkins’ Krieger nói rằng: “Chúng tôi khi sử dụng kỹ thuật bản đồ não để tiến hành nghiên cứu về tính năng và kết cấu hoàn chỉnh của đại não và chúng tôi đã phát hiện ra rằng khi độ tuổi càng tăng thì sự giảm sút của vùng Hippocampus cũng tăng theo, đồng thời cũng phát hiện ra rằng việc truyền tín hiệu giữa các vùng ở trong đại não cũng giảm thiểu”.

“Chúng ta càng già thì dễ chịu sự tác động của ký ức cũ. Nói một cách khác, khi gặp những hoàn cảnh có phần tương đồng với những kinh nghiệm của quá khứ, ví dụ đỗ xe, não của chúng ta thường ghi nhớ lại những hình ảnh trong ký ức mà không hề đưa vào những thông tin mới. Kết quả thì sao? Chúng ta không thể ghi nhớ được là xe đã đỗ ở đâu, và sẽ phải đi đi lại lại trong bãi đỗ xe để tìm”.

Yassa còn nói điều này có một phần là do càng về già người ta càng muốn nhớ lại những ký ức trong quá khứ, bởi vì so với việc ghi nhớ những kiến thức mới thì nhớ lại ký ức nhanh chóng hơn nhiều.

Yassa và nhóm cộng sự của mình đã sử dụng hạt từ trường để quét não của 40 người trong đó có sinh viên đại học và người già (có độ tuổi từ 60 – 80). Khi quét thì họ yêu cầu mỗi người xem các bức hình của các đồ vật thường dùng, như củ cải, ống nghiệm, máy kéo và đem chúng phân loại thành các vật phẩm “trong nhà” và “ở ngoài”.

Kết quả cho thấy, đối với những người già hình ảnh hoàn toàn khác biệt thì mới có thể phân loại một cách chính xác, đồ vật càng giống nhau thì việc hoàn thành công việc phân loại này đối với vùng hyppocampus càng trở nên khó khăn. Những người trẻ tuổi thì vùng hyppocampus đều đưa các hình ảnh đó thành tin tức mới để tiến hành xử lý.

Yassa và các đồng sự của mình cũng cho rằng việc thiếu năng lực phân biệt các thông tin “tương tự” của người già có liên quan tới “đường mũi khoan”. “Đường mũi khoan” có tác dụng đem các tin tức từ các khu vực khác truyền tới vùng hypocampus. Khi người ta về già thì con đường này cũng trở nên chậm chạp và vùng hypocampus càng khó đưa những sự vật tương tự phân tách ra mà lưu trữ trong não.

Kết quả này sẽ có tác dụng lớn đối với việc chữa trị bệnh sút giảm trí nhớ ở người già (Alzheimer). Bước tiếp theo của nhóm nghiên cứu chính là việc phán đoán phương pháp sử dụng thuốc để chữa trị thực nghiệm lâm sàng cho bệnh Alzheimer các bệnh nhân đang trong giai đoạn đầu.

Ông nói về cơ bản chúng ta sẽ sử dụng thuốc để tác động một cách toàn diện tới các đường truyền thông tin tới vùng hypocampus. Nếu việc sử dụng thuốc có thể kéo dài việc lão hóa đường truyền và giảm bớt việc suy giảm năng lực của vùng hypocampus thì việc này có thể kéo dài việc phát bệnh Alzheimer đối với người già từ 5 tới 10 năm.

                                                                                Theo Vnn

Các tin khác


Dồn sức khắc phục thiệt hại sau mưa đá lịch sử tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò

Trận mưa đá được xem là lớn nhất từ trước đến nay xảy ra chiều 24/4 tại 2 xã Hang Kia, Pà Cò đã khiến nhiều diện tích ngô, lúa, rau màu, cây ăn quả của bà con bị thiệt hại nặng nề; nhiều nhà cửa hư hỏng. Ngay sau thiên tai, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) huyện Mai Châu đã trực tiếp khảo sát tình hình thực tế và chỉ đạo các xã khẩn trương khắc phục thiệt hại để sớm ổn định sinh hoạt, sản xuất của người dân.

Huyện Mai Châu: Mưa đá lịch sử gây thiệt hại nặng nề tại xã Pà Cò

Theo báo cáo sơ bộ của UBND xã Pà Cò (Mai Châu), khoảng 16 - 17h ngày 24/4, một trận mưa đá đổ bộ trên địa bàn xã. Đây là trận mưa đá lớn chưa từng có làm thiệt hại hàng trăm héc ta hoa màu, cây ăn quả. Nhiều nhà dân bị đá rơi làm hư hỏng, sập mái.

Mưa đá gây thiệt hại ở 2 xã Hang Kia, Pà Cò, huyện Mai Châu

Trận mưa đá kéo dài hơn 10 phút vào khoảng 16 h chiều 24/4 đã gây thiệt hại cho sản xuất và hoa màu ở 2 xã Hang Kia và Pà Cò, huyện Mai Châu.

Xã Tân Minh khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Những ngày qua, tại một số địa phương như thành phố Hòa Bình, các huyện: Đà Bắc, Cao Phong, Lương Sơn xảy ra mưa lớn, mưa đá, dông lốc và sét cục bộ gây thiệt hại về kinh tế và đời sống sinh hoạt của nhân dân; trong đó, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc chịu thiệt hại nặng nề. Ngay sau khi xảy ra thiệt hại, cấp ủy, chính quyền xã Tân Minh đã chỉ đạo tập trung nhân lực, phương tiện, khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai.

Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục