Thực trạng năng suất cây trồng của huyện Yên Thủy phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến thời tiết hàng năm.
Ảnh: Nhân dân xã Lạc Lương (Yên Thủy) trồng dưa hấu, tăng thu nhập cho gia đình.

Thực trạng năng suất cây trồng của huyện Yên Thủy phụ thuộc khá nhiều vào diễn biến thời tiết hàng năm. Ảnh: Nhân dân xã Lạc Lương (Yên Thủy) trồng dưa hấu, tăng thu nhập cho gia đình.

(HBĐT) - Trước mùa mưa lũ năm nay, UBND huyện Yên Thủy đã có phương án triển khai phòng - chống lụt bão đối với các công trình trọng điểm trên địa bàn. Hiện nay, các phòng chức năng cùng huyện tích vào cuộc, lên các phương án xử lý nhằm chủ động kịp thời với các tình huống xấu có thể xảy ra.

 

Yên Thủy từ lâu vẫn được ví “Chưa nắng đã hạn, chưa mưa đã úng”. Thực tế, cứ mỗi mùa mưa lũ bất thường đến đều khiến cho chính quyền, nhân dân huyện Yên Thủy khá vất vả để ứng phó với thiên tai. Nguyên nhân bởi hệ thống thoát lũ của Yên Thủy chưa được đầu tư đồng bộ, đặc biệt tại các xã vùng sâu, vùng xa.

 

Theo chị Dương Thị Minh, cán bộ phòng NN&PTNT Yên Thủy, một trong những khó khăn của huyện trong phòng - chống lũ bão hiện nay chính là phải đảm bảo các công trình hồ, đập phải đảm bảo tuyệt đối an toàn. Do vậy, Ban chỉ huy phòng - chống lũ bão huyện đã lập phương án phòng - chống lũ bão giảm nhẹ thiên tai đối với một số công trình một cách cụ thể, đề nghị các đơn vị chức năng cùng chính quyền địa phương chú trọng quan tâm.

 

Yên Thủy hiện có khoảng 7 công trình hồ có nguy cơ xảy ra sự cố nếu thời tiết bất thường. Cụ thể, tại công trình hồ Me 1, xã Lạc Thịnh hiện nay đã qua sử dụng lâu năm. Về mùa mưa, nước lớn thường gây sóng vỗ làm xói mòn toàn bộ chiều dài thượng lưu khoảng 800 m mái đập. Mặc dù năm 2010, hồ Me 1 đã được nâng cấp, song đến nay mới đổ xong phần khung bê tông, chưa lát mái và tường chắn sóng. Qua khảo sát, Ban Chỉ huy PCLB huyện đã dự báo tại thân đập chưa đổ tường chắn sóng, khi mưa to, nước lớn đường tràn đang thi công dở dang nước có thể tiêu không kịp tràn qua mái đập rất có thể khiến mái đập bị lở.

 

Còn tại hồ Sòng Vỏ – xã Bảo Hiệu có vị trí nằm trên truyến đường liên xã, từ lâu đã bị nước làm xói mòn bề mặt mái thượng lưu. Đồng thời, các phương tiện quá tải đi trên bề mặt khiến mặt đập biến dạng. Các trình mặt đập hiện giờ cũng không đảm bảo an toàn. Đập Sòng Vỏ là đập đất thấp nhưng lưu vực lòng hồ lớn, khi mưa về, lượng nước lên nhanh.  Trong khi đó, đường tràn chưa thi công xong, tường chắn sóng chưa đổ, tràn xả lũ không kịp, nước có thể tràn qua mặt đập.

 

Đối với hồ Ngọc Lương 1 và 2 - xã Ngọc Lương chủ yếu làm nhiệm vụ tưới tiêu kết hợp nên khi mưa to kéo dài, nguồn nước đổ về rất nhanh và lớn. Hiện, hồ Ngọc Lương 1 và 2 đã được nâng cấp sửa chữa và xử lý mất nước nhưng nếu thời tiết diễn biến phức tạp, hồ không có tường chắn sóng nên rất nguy hiểm đến công trình.

 

Hồ Khạ, xã Đa Phúc cũng được Ban Chỉ huy PCLB huyện đánh giá là một trong những điểm có nguy cơ khi mưa lũ kéo dài. Đập hồ Khả hiện cũng là đập đất được xây dựng từ nhiều năm, nếu có mưa lớn và lượng nước về nhiều khả năng mái thượng lưu của đập cũng bị sạt lở. Ngoài ra, Yên Thủy còn một số hồ, đập có nguy cơ cao nếu mưa lớn dồn dập như: hồ Sung - xã Yên Lạc, hồ Tác Lót - xã Lạc Thịnh. Các hồ này hiện cũng chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, còn một số khiếm khuyết về mái thượng lưu khiến thân đập không đảm bảo.

 

Theo Ban Chỉ đạo PCLB huyện Yên Thủy, các công trình hồ trọng điểm trên đều đã được UBND huyện cũng như đơn vị chức năng nêu hiện trạng và đưa ra những phương án xử lý cụ thể. Trong đó,  sẵn sàng các vật tư, nhân lực cụ thể như: bao tải đựng đất, cọc tre, xe chở đất và nhân lực cùng địa điểm lấy vật liệu đất, đá sẵn sàng ứng cứu các công trình nếu như có mưa lớn xảy ra.

 

Ngoài ra, đối với các công trình hồ, đập khác, mặc dù theo đánh giá của Ban Chỉ huy PCLB tương đối ổn định. Tuy nhiên, để đề phòng, cảnh giác ở mức cao nhất với những hiểm họa khó lường, UBND huyện vẫn chỉ đạo các xã – thị trấn phải tổ chức tổ xung kích thường xuyên kiểm tra và trực 24/24h, báo cáo kịp thời tình hình các sự cố về Ban Chỉ huy PCLB huyện.

 

                                                                                      Hồng Trung

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục