Thanh thiếu niên ngày càng nhắn tin SMS nhiều hơn gọi điện thoại.(ảnh minh họa).

Thanh thiếu niên ngày càng nhắn tin SMS nhiều hơn gọi điện thoại.(ảnh minh họa).

(HBĐT) - Cách đây hơn chục năm, quê tôi còn xơ xác lắm. Mới có điện lưới quốc gia nên không phải nhà nào cũng sắm được đài, tivi để giải trí và tìm hiểu thông tin. Điện thoại lại càng là thứ hiếm hoi. Tôi đi học xa, mỗi khi có việc gấp đều phải ra bưu điện để gửi “điện tín” về nhà chứ đâu có điện thoại bàn hay điện thoại cầm tay để mà a lô trực tiếp. Thời gian trôi đi, hòa cùng nhịp chảy của công nghệ thông tin và truyền thông xóm làng nơi tôi sinh sống trở nên sôi động hơn.

 

Để có phương tiện liên lạc với anh em, họ hàng, giữa các thành viên trong gia đình hay phục vụ giao dịch, nhiều hộ đã đăng ký lắp đặt điện thoại bàn của VNPT. Nhưng vì địa bàn đồi núi, nhiều nhà cách xa trung tâm nên chi phí cho việc kéo dây cũng không nhỏ, sóng có nơi lại không ổn định, nhất là trong những ngày mưa bão nên người dân không mấy mặn mà. Cách đây vài năm, tập đoàn Viettel đưa ra gói dịch vụ điện thoại bàn không dây (homephone) với chương trình khuyến mại đặc biệt, lắp đặt miễn phí máy và tặng luôn cả sim. Từ đó, làn sóng điện thoại “ồ ạt” về xóm nhỏ, kể cả những gia đình bữa đói, bữa no cũng có điện thoại để a lô khi cần thiết. Nhưng, gói dịch vụ này cũng tồn tại không lâu vì việc chăm sóc khách hàng không được thực hiện chu đáo. Phần lớn các hộ gia đình chỉ dùng trong 3 tháng - 1 năm là máy đã hỏng hoặc cháy sim, không biết làm thế nào để sửa chữa đành bỏ đi. Đây cũng là lúc điện thoại di động trở nên phổ biến, chỉ cần bỏ ra vài trăm ngàn đồng đã có thể mua 1 chiếc điện thoại với tính năng đa dạng. Điện thoại có trong tay từ cậu học trò cấp THCS đến những cụ già, quanh năm, suốt tháng chỉ quanh quẩn với việc trông cháu. Các bà, các chị đeo điện thoại vòng qua cổ hoặc nhét vào túi quần, túi áo để khi xuống ruộng, lên nương còn có thể nghe nhạc và buôn chuyện “đường dài” trong những lúc nghỉ ngơi, thư giãn.  Cũng từ những chiếc điện thoại di động những chị em phụ nữ từ mười tám, đôi mươi đến U40 có thêm nhiều mối quan hệ mới. Thông qua mối quan hệ của anh trai, em trai hoặc cũng có thể là một người bạn đi làm thuê, chị em có được số điện thoại của một gã trai nào đó và bắt đầu với công nghệ “buôn chuyện”. Dù không biết mặt và có thể cái tên cũng là giả là Hương, Hoa, Hạnh… thay cho Mận, Mơ, Bưởi, Đào… nhưng chuyện trò mỗi ngày họ cũng trở nên thân thiết. Đã có những chuyện chéo ngoe xảy ra khi có cậu trai trẻ mới 18 xuân xanh về làng tìm em Diệu Hương mà mình đã quen với giọng nói ngọt ngào qua điện thoại. Tìm mỏi mòn nhưng rồi đành phải trở về trong ngẩn ngơ, tiếc nuối vì người mà cậu trai trẻ cần tìm không phải tên là Hương và cũng không còn ở độ tuổi mười tám, đôi mươi mà đã ở tuổi “băm” và sắp lên chức bà ngoại nên không dám lộ diện. Lại có người không giấu tên nhưng giấu tuổi và chuyện mình đã có gia đình riêng nên đến khi có người tìm về lại nảy sinh sự ghen tuông gây bất hòa trong gia đình trở thành chuyện xôn xao sau lũy tre làng.

 

Sinh ra từ làng, khi trưởng thành lấy chồng, sinh con cũng ở chính trong ngôi làng ấy hoặc xa lắm thì cũng là ngôi làng lân cận, quanh năm đầu tắt, mặt tối để kiếm ăn, nhiều phụ nữ cảm thấy bức bối và luôn mong muốn tìm hiểu những điều mới lạ đó cũng là điều dễ hiểu.  Nhưng hàng ngày nhìn các chị, em nhặt nhạnh những tờ tiền 10.000-20.000 đồng được cất kỹ trong túi áo bảo hộ lao động để mua chiếc thẻ điện thoại để phục vụ cho mục đích “buôn chuyện” để giải khuây để rồi có những chuyện không hay xảy ra người thương thì ít, người trách thì nhiều. Những chuyện xảy ra tuy không có gì to tát nhưng cũng ít nhiều ảnh hưởng đến phẩm hạnh của người phụ nữ, nhất là họ lại là những phụ nữ nông thôn  thuần khiết với tất cả sự mộc mạc, trong sáng đã hằn sâu trong ý nghĩ của mỗi con người.

                  

                                                                                     

                                                              Minh Nguyệt

                                                      (Hợp Kim- Kim Bôi)

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục