Xã vùng hồ Phúc Sạn được trang bị vật tư, phương tiện cứu hộ tìm kiếm cứu nạn.

Xã vùng hồ Phúc Sạn được trang bị vật tư, phương tiện cứu hộ tìm kiếm cứu nạn.

(HBĐT)- Đó là những hạn chế, chủ quan trong nhận thức của một bộ phận nhân dân về phòng tránh mưa lũ, thiên tai; công tác quy hoạch, bố trí các KDC, điểm du lịch, đường giao thông nơi đồi núi, đất dốc chưa được chú trọng đúng mức; các giải pháp phòng tránh lũ bão, giảm nhẹ thiên tai chưa đảm bảo bền vững, lâu dài; việc quản lý, bảo vệ rừng đầu nguồn chưa chặt chẽ. Thêm vào đó, hệ thống tổ chức chỉ đạo PCLB còn thiếu phương tiện, thiết bị điều hành dẫn đến thông tin báo cáo từ cơ sở tới huyện chưa kịp thời.

 

Bước vào mùa mưa bão 2012, trên địa bàn xã Tân Sơn đã xảy ra lốc xoáy kèm theo mưa đá gây thiệt hại về tài sản và hoa màu với 131 nhà dân bị tốc mái, làm vỡ 2.842 tấm lợp, gần 19 ha ngô, dong, sắn bị hư hại, dập nát, 4.000 cây bương, luồng bị đổ, 7 nhà dân bị gió lốc đẩy xiêu vẹo gây hư hại, làm tốc mái trường tiểu học, nhà tập thể giáo viên và đứt dây điện trong hệ thống lưới điện 110KV. Tổng thiệt hại do lốc, mưa đá ước tính gần 1 tỷ đồng. Sau khi có thông tin thiệt hại của nhân dân xã, Ban chỉ huy PCLB & TKCN huyện đã chỉ đạo, điều hành công tác khắc phục hậu quả, sớm ổn định đời sống, sản xuất của người dân vùng bị ảnh hưởng. Trong đó, 2/7 hộ có mức độ hư hại nhà cửa nặng nhất được xem xét, hỗ trợ kinh phí sửa chữa.

 

Ông Phạm Ngọc Nhâm, Phó Ban chỉ huy PCLB & TKCN huyện cho biết: Thực tế, trong PCLB, giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn hiện nay cần nâng cao công tác dự báo, cảnh báo, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời. Để giải quyết tốt những vấn đề đặt ra, bên cạnh thường xuyên tuyên truyền, nâng cao hiểu biết và ý thức của cộng đồng giúp người dân phòng tránh, đối phó hiệu quả với lũ bão thì phương châm 4 tại chỗ nhằm xử lý kịp thời các tình huống ngay từ khi mới phát sinh cũng cần được đẩy mạnh hơn, nhất là ở  cơ sở. Việc xây dựng, phát triển lực lượng cán bộ tại chỗ, dưới sự điều hành của cấp uỷ, chính quyền, công tác huấn luyện, tổ chức ứng cứu, đầu tư trang thiết bị đảm bảo ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra cần được tăng cường. Ngoài ra, vấn đề hoàn chỉnh các tuyến đường, đảm bảo giao thông thông suốt, đảm bảo phương tiện thông tin liên lạc tới các cơ sở, chủ động nắm bắt tình hình, ứng phó, ứng cứu kịp thời là vô cùng cần thiết. Tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ nhau trong khó khăn, nâng cao vai trò, trách nhiệm cộng đồng trong cứu hộ, cứu nạn luôn cần được phát huy.

 

Nhằm chủ động ứng phó, khắc phục những khó khăn trong công tác phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai mùa mưa bão 2012, Ban chỉ huy PCLB & TKCN huyện đã thường xuyên kiểm tra các công trình trọng điểm như kho tàng, bai, đập, hồ chứa, công trình giao thông, hệ thống điện, chỉ đạo cơ sở xây dựng biện pháp phòng - chống khi sự cố xảy đến. Ban chỉ huy cũng đôn đốc các xã Tân Mai, Phúc Sạn, Tân Dân, Đồng Bảng thường xuyên kiểm tra các điểm có nguy cơ cao dễ sạt lở đất, nắm bắt tình hình diễn biến mưa bão, sớm cảnh báo cho các hộ đang cư trú ở nơi nguy cơ cao. Các phát hiện rò rỉ, rạn nứt mới tại các công trình thuỷ lợi được kịp thời xử lý. Các điểm xung yếu, dễ xảy ra sự cố được khẩn trương gia cố, tu sửa.

 

Thực hiện mục tiêu phòng tránh là chính, ứng phó kịp thời, khắc phục thiệt hại nhanh chóng, hiệu quả theo phương châm 4 tại chỗ, công tác tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng về tác hại thiên tai, biện pháp chủ động phòng tránh được huyện tăng cường. 23/23 xã, thị trấn trên địa bàn đã chủ động lập kế hoạch, bố trí lực lượng sẵn sàng ứng phó, chuẩn bị cơ số vật tư, phương tiện, thiết bị như rọ thép, phao cứu sinh, nhà bạt, đá hộc… Cơ quan thường trực lũ bão phân công cán bộ trực 24/24 h vào các ngày mưa bão. Huyện lập danh sách các hộ có nguy cơ cao di chuyển tới nơi an toàn, xây dựng phương án sơ tán di dời dân và tài sản trong khu vực nguy hiểm có nguy cơ xảy ra lũ quét, trượt lở đất, đá và triển khai lập dự án ổn định dân cư theo hình thức tập trung cho 40 hộ gia đình đang cư trú ven quốc lộ 6 thuộc xóm Phiêng Xa, xã Đồng Bảng. Ngoài ra, tiếp tục hướng dẫn 120 hộ tại xã Tân Mai, Phúc Sạn làm thủ tục chuyển đến khu tái định cư mới tại xã Đồng Tâm (Lạc Thuỷ).

 

                                                                         Bùi Minh

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục