Theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, nông dân xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) phun thuốc diệt trừ sâu cuốn lá nhỏ trên phần diện tích lúa đã phân hóa đòng.

Theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông, nông dân xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) phun thuốc diệt trừ sâu cuốn lá nhỏ trên phần diện tích lúa đã phân hóa đòng.

(HBĐT) - Theo khuyến cáo của Chi cục Bảo vệ thực vật: Trong thời gian từ ngày 20/8 đến ngày 15/9, các địa phương cần tập trung cao độ cho công tác phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa 2012, bởi đây là thời điểm nhạy cảm, có nhiều nguy cơ phát sinh và lây lan các đối tượng dịch hại trên cây lúa. Nếu kiểm soát tốt mức độ ảnh hưởng của sâu bệnh trong thời điểm này, nông dân sẽ bảo đảm được năng suất, chất lượng lúa.

 

Chi cục BVTV cho biết: Hai đối tượng cần lưu ý nhất là sâu cuốn lá nhỏ lứa 6 và tập đoàn rầy lứa 6. Từ nay đến khoảng 15/9, trên địa bàn tỉnh sẽ có nhiều diện tích lúa phân hóa đòng, làm đòng, có nơi lúa bắt đầu giai đoạn ôm đòng, trỗ bông. Đây là thời điểm cây lúa có khả năng chống chịu sâu bệnh kém hơn hẳn so với các giai đoạn sau này. Mặt khác, cũng là thời điểm sâu cuốn lá và rầy lứa 6 xuất hiện với nguy cơ lây lan, gây hại cao. Chính vì vậy, các địa phương cần tăng cường thực hiện các biện pháp diệt trừ đã được ngành chức năng hướng dẫn.

 

Cụ thể, đối với sâu cuốn lá nhỏ, bà con nông dân nên hạn chế thấp nhất việc dùng thuốc hóa học trong giai đoạn lúa đẻ nhánh vì cây lúa có khả năng tự đền bù lớn. Chỉ phun trừ ở những ruộng có mật độ cao trên 50con/m2 ở những ruộng đã phân hóa đòng, làm đòng, phun sớm trong giai đoạn sâu non, sử dụng các loại thuốc đặc hiệu như Regent 5SC, Goldmectin 36EC, Mectinstar 20EC… Phun theo nồng độ, liều lượng hướng dẫn trên bao bì. Nếu phun xong mật độ sâu vẫn còn cao thì phải phun lại lần 2, cách lần 1 từ 3-5 ngày. Ruộng phun xong trong vòng 12h nếu gặp mưa thì phải phun lại. Đối với tập đoàn rầy (nâu, lưng trắng, nâu nhỏ). Hiện nay, rầy lứa 5 đang xuất hiện với mật độ phổ biến 30-50 con/m2, một số địa bàn tại huyện Kỳ Sơn và Lạc Thủy có nơi mật độ lên tới 250-450 con/m2. Dự báo thời gian tới, rầy lứa 5 tiếp tục tăng mật độ và diện phân bố trên các trà lúa, mật độ phổ biến 200-500 con/m2. Vì vậỵ, Chi cục BVTV đề nghị các địa phương theo dõi chặt chẽ hệ thống bẫy đèn, dự báo chính xác các lứa rầy di trú để có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. Khi tiến hành phun thuốc, chỉ phun trừ nếu ruộng có mật độ rầy cao trên 2.000 con/m2, phun tập trung tại những ruộng nhiễm rầy, không phun tràn lan cả cánh đồng và chỉ sử dụng các loại thuốc nội hấp như Midan, Amiza, Anfaza… Không sử dụng các thuốc có phổ tác động rộng để trừ rầy trong giai đoạn này.

 

Bà Hoàng Thị Thu Hằng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Thủy cho biết: Hiện nay, hầu hết diện tích lúa mùa trên địa bàn huyện Lạc Thủy đang thời kỳ làm đòng, tình hình sâu bệnh hại lúa diễn biến ổn định hơn so cùng kỳ các năm trước. Tuy nhiên vào giữa tháng 7 đầu tháng 8, khi lúa đang phân hóa đòng, sâu cuốn lá nhỏ bước đầu gây hại trên phần diện tích khoảng trên 200 ha, tập trung chủ yếu tại địa bàn các xã Lạc Long, An Bình, Yên Bồng, An Lạc. Phát hiện sớm, lực lượng chức năng đã nhanh chóng vào cuộc, chỉ đạo việc phun thuốc diệt trừ sâu ở giai đoạn sâu non tuổi 1-3. Nhờ đó, đã kịp thời khống chế dịch. Từ nay đến cuối vụ, huyện sẽ tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại lúa và các loại hoa màu vụ hè thu, quyết tâm đảm bảo năng suất và sản lượng.

 

Ông Nguyễn Hồng Yến, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV nhấn mạnh: Từ nay đến giữa tháng 9/2012 là thời điểm quyết định năng suất và chất lượng lúa vụ mùa. Vì vậy, các địa phương cần tập trung cao độ cho công tác phòng trừ các đối tượng sâu bệnh hại, nhất là sâu cuốn lá nhỏ, tập đoàn rầy, bệnh virus, bệnh khô vằn, bạc lá… “Nếu kiểm soát tốt mức độ ảnh hưởng của sâu bệnh trong thời điểm này, tin rằng bà con nông dân tỉnh ta sẽ có một mùa vàng bội thu” – ông Nguyễn Hồng Yến khẳng định.

 

 

                                                                       Thu Trang

 

Các tin khác


Dông, lốc kèm mưa đá gây thiệt hại nhiều nhà dân ở Thanh Hóa

Chiều tối 17/4, ông Hoàng Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát (Thanh Hóa) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra trận dông, lốc kèm mưa đá, gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân.

Thời tiết ngày 17/4: Nắng nóng trải dài khắp cả nước, có nơi hơn 39 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 17/4, hầu khắp các vùng trên cả nước đều có nắng nóng, có nơi đặc biệt gay gắt. Dự báo, mức nhiệt tiếp tục tăng ở phía Đông Bắc Bộ những ngày tới.

Sẵn sàng cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến nên nguy cơ gây quá tải đường dây, đe dọa sự cố làm gián đoạn cung cấp điện. Để cấp điện ổn định, Công ty Điện lực Hòa Bình (PC Hòa Bình) triển khai đồng bộ nhiều giải pháp và đẩy mạnh tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện đến khách hàng.

Động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại Kon Plông, Kon Tum

Theo Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), chiều 15/4, trận động đất có độ lớn 3.9 xảy ra tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục