Gia đình ông Nguyễn Trọng Thanh, tổ 19 phường Hữu Nghị và cốc nước sau một thời gian lắng đọng xuất hiện một lớp dày cặn vôi.

Gia đình ông Nguyễn Trọng Thanh, tổ 19 phường Hữu Nghị và cốc nước sau một thời gian lắng đọng xuất hiện một lớp dày cặn vôi.

(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hòa Bình, tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh chiếm trên 95% dân số. Tuy nhiên, vẫn còn một số KDC sống ngay tại các phường của trung tâm thành phố vẫn đang phải sử dụng nguồn nước nhiễm cặn vôi, mặc dù giá tiền cho 1 m3 nước ăn hàng ngày mà các hộ dân ở đây vẫn phải trả theo quy định khung giá của tỉnh.

 

Theo phản ánh của nhiều hộ dân tại KDC tổ 18,19 và 20, phường Hữu Nghị (TPHB), tình trạng nước có cặn đã xảy ra từ lâu, người dân trong khu đã phản ánh với Công ty CP nước sạch Hòa Bình và các cấp, ngành nhưng hiện nay, tình hình vẫn chưa được cải thiện. Nhiều người dân đã phải đun nước sôi, sau đó, dùng bình lọc qua hoặc đi lấy nước từ nơi khác về để ăn, uống. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là biện pháp tạm thời, gây nhiều phiền hà, tốn kém. Người dân hoang mang lo lắng vì hàng ngày đều phải sử dụng loại nước sinh hoạt này. Đặc biệt, từ đầu năm 2012 đến nay, một số người dân tại KDC có hiện tượng đau bụng, tiểu tiện buốt và đã đi khám tại Trung tâm y tế dự phòng thành phố, kết quả đã mắc một số bệnh như: viêm bàng quang, viêm đường tiết niệu. ông Nguyễn Trọng Thanh, tổ 19, phường Hữu Nghị cho biết: Hàng ngày, gia đình phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt có cặn vôi do Công ty CP nước sạch Hòa Bình cung cấp. Đầu năm 2012, tôi có triệu chứng đau bụng và tiểu tiện buốt, đi khám bác sĩ chẩn đoán tôi bị viêm bàng quang và viêm đường tiết niệu. Hiện có nhiều người ở trong khu cũng đang bị triệu chứng như tôi. Chúng tôi cũng đã kiến nghị lên UBND thành phố và Công ty CP nước sạch Hòa Bình đề nghị xem xét giải quyết nhưng đến nay vẫn chưa được trả lời. Bác sĩ Trịnh Anh Tuấn, Trung tâm y tế Dự phòng thành phố cho biết: Trung tâm đã tiếp nhận một số bệnh nhân đang sinh sống tại tổ 18,19 và 20, phường Hữu Nghị (thuộc khu chuyên gia cũ) đang dùng nước sinh hoạt ở KDC với những biểu hiện bệnh như viêm bàng quang, bướu cổ, sỏi bàng quang, sỏi thận, sỏi mật. Ban đầu, chúng tôi cũng xét nghiệm xem người dân bị bệnh gì và còn nguyên nhân chính gây bệnh thì phải xem xét cụ thể xem có phải là do nguồn nước sinh hoạt hay do các điều kiện khác gây nên bệnh hay không. Hiện tại, Trung tâm chưa có đủ thiết bị để kiểm tra chính xác xem nước dùng có đảm bảo mức an toàn cho phép không. Để kiểm tra chính xác nguồn nước này cần mang mẫu đi giám định và kiểm tra xem lượng vôi có trong nước có vượt quá mức độ cho phép hay không. Thời điểm nay, chúng tôi khuyên bà con nên sử dụng cách lắng lọc để đảm bảo an toàn ban đầu cho mình.

 

Nguồn nước này Công ty CP nước sạch Hòa Bình lấy từ giếng nước Đông Lạnh (xã Hòa Bình), nơi có núi đá vôi, sau đó được bơm lên bể 2.000 m3, được xử lý rồi dẫn đến các hộ gia đình. Nhưng nguồn nước này vẫn tồn đọng  lượng cặn vôi. Giá mỗi m3 mà Công ty thu hàng tháng vẫn giữ nguyên như mọi nơi sử dụng nước sạch khác. Trong khi đó, các hộ dân ở đây thường xuyên phải đun sôi nước để lắng cặn, gạn lấy nước trong để ăn hoặc đun sôi để nguội, lọc qua bình vừa tốn kém lại không đạt hiệu quả cao nên một số hộ gia đình vẫn thường phải đi nơi khác lấy nước mang về sử dụng. ông Ngô Xuân Điển, Giám đốc Công ty CP nước sạch Hòa Bình cho biết: Với địa thế ở khu chuyên gia là đồi núi cao nên Công ty không thể đưa nước từ dưới lên trên được nên nước ở khu này được lấy từ giếng nước Đông Lạnh đưa vào bể 2.000 m3 đã qua lọc. Dự án nước sạch này do Pháp đầu tư từ năm 2000 cho các hộ dân ở bờ trái sông Đà sử dụng được đảm bảo độ cứng của nước thuộc mức cho phép là 50-150 mg CaCo3/lít được gọi là nước trung bình và từ 150 - 300 mg CaCo3/lít được gọi là nước cứng nên việc các hộ dân nói bị một số bệnh như viêm bàng quang, sỏi thận, viêm đường tiết niệu là không có căn cứ. Nếu như người dân bị bệnh đúng là do nước cứng, Công ty sẽ kiểm tra và có biện pháp xử lý triệt để tránh dư luận không tốt trong nhân dân.

 

Để giải đáp những băn khoăn của người dân ở khu vực nêu trên khi dùng nguồn nước bị nhiễm cặn vôi, thiết nghĩ rất cần sự vào cuộc khẩn trương của các ngành, đơn vị có liên quan.

 

                                                                                        P.V

 

Các tin khác


Hội thảo về Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động thực tiễn

(HBĐT) - Hưởng ứng Ngày Khí tượng thế giới, sáng 22/3, tại Đài Khí tượng Thủy văn (KTTV) tỉnh, Tổng cục KTTV phối hợp Trung tâm Phòng, chống thiên tai châu Á (ADPC) tổ chức Hội thảo quốc tế với chủ đề Dự báo, cảnh báo dựa trên tác động "Thông tin thời tiết, khí hậu và tài nguyên nước góp phần phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho hôm nay và mai sau".

Nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số ở huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Mặc dù là một trong những huyện đầu tiên của tỉnh tự bố trí nguồn vốn ngân sách huyện đầu tư hoàn thiện hệ thống "Phòng họp trực tuyến” đến tất cả các xã, thị trấn, cũng là huyện đầu tiên trong tỉnh triển khai việc khám, chữa bệnh (KCB) bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp điện tử tích hợp thẻ BHYT ở các cơ sở y tế đăng ký KCB BHYT, tuy nhiên, huyện Đà Bắc đang đứng trước nhiều khó khăn trên hành trình chuyển đổi số (CĐS) theo mục tiêu Đề án 06/CP.

Phát động chương trình trồng rừng hưởng ứng ngày Quốc tế về rừng 21/3

(HBĐT) - Ngày 21/3, tại xã Vũ Bình (Lạc Sơn), Hợp phần Quản lý rừng bền vững thuộc Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đã phối hợp với Đoàn Thanh niên Bộ NN&PTNT, Tỉnh Đoàn Hòa Bình, Sở NN&PTNT tổ chức lễ phát động chương trình trồng rừng nhân kỷ niệm ngày Quốc tế về rừng 21/3.

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với huyện Lương Sơn về hoạt động của các mỏ khai thác đá

(HBĐT) - Đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đoàn công tác vừa làm việc với huyện Lương Sơn về đề nghị nâng công suất hoạt động các mỏ khai thác đá và một số nội dung liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện.

Thủ đoạn lợi dụng ChatGPT để lan truyền tin sai sự thật

Là một phần mềm thảo luận trực tuyến mới đi vào hoạt động nhưng ChatGPT lập tức thu hút sự quan tâm rất lớn của cộng đồng. Lợi dụng điều này, một số đối tượng chống phá, phản động đã khai thác những hạn chế của ChatGPT để biến thành phương tiện lan truyền thông tin sai sự thật, xuyên tạc đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước, chống phá chế độ. Ðây là một thủ đoạn mới cần kịp thời nhận diện, ngăn chặn, góp phần bảo đảm sự lành mạnh trên môi trường mạng và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Sức mạnh đáng gờm của công nghệ thế hệ mới đằng sau ChatGPT

Gần 4 tháng kể từ khi OpenAI gây chấn động ngành công nghệ kỹ thuật với ứng dụng ChatGPT, công ty này chuẩn bị ra mắt phiên bản công nghệ thế hệ tiếp theo hỗ trợ công cụ chatbot.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục