Công trình hồ Khoang Bưởi (xã Cư Yên) bị sạt lở nặng phần thân đập, có nguy cơ mất an toàn cao nếu có mưa to, lũ lớn.

Công trình hồ Khoang Bưởi (xã Cư Yên) bị sạt lở nặng phần thân đập, có nguy cơ mất an toàn cao nếu có mưa to, lũ lớn.

(HBĐT) - Hiện nay đã bước vào cao điểm mùa mưa lũ, cùng với các địa phương khác, huyện Lương Sơn đang cấp thiết triển khai kế hoạch PCLB&TKCN năm 2013. Theo đó, để đảm bảo an toàn cho hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn, huyện Lương Sơn xây dựng các phương án bảo vệ và giải pháp ứng phó khẩn cấp khi có mưa, bão lớn.

 

Trên địa bàn huyện Lương Sơn hiện có 291 công trình thủy lợi, trong đó có 120 công trình đã được đầu tư xây dựng kiên cố và 171 công trình bai, đập tạm (số công trình tạm thường biến động sau mùa mưa lũ hàng năm). Ngoài ra, toàn huyện có 361 km kênh mương tưới, tiêu các loại và 2 tuyến đê sông (đê cấp IV) với tổng chiều dài 6 km. Huyện có 3 con sông chảy qua gồm sông Bùi, sông Cầu Đường và sông Thanh Hà, thêm vào đó là nhiều ao, hồ, suối nhỏ. Vào mùa mưa lũ hàng năm, khu vực phía bắc của huyện thường xảy ra lũ quét, ngập úng cục bộ ở một số con suối chảy qua các xã Lâm Sơn, Trường Sơn, Tân Vinh, Cao Răm, Cao Thắng, Thanh Lương…

 

Qua kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình thủy lợi trước mùa mưa lũ năm nay, phòng NN&PTNT huyện cho biết: Nhìn chung, do được đầu tư từ nhiều nguồn lực nên hệ thống đê, kè, đập, hồ chứa nước trên địa bàn huyện đến nay đã cơ bản khả năng chống lũ, chống tràn theo mực nước thiết kế, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ PCLB hàng năm. Qua kiểm tra cho thấy, đa số các công trình thủy lợi trên địa bàn 20 xã, thị trấn đều an toàn sau mùa mưa lũ năm 2012. Tuy nhiên có một số công trình bị hư hỏng cần được sửa chữa, nâng cấp: hồ Suối Vần (Liên Sơn), hồ An Thịnh II (Long Sơn), bai Sòng (Thành Lập), bai Ông Công (Cư Yên), kênh Bai Chồm (Hợp Thanh), kênh nhánh bai suối Bu (Trường Sơn)… Đặc biệt, có hai công trình nguy cơ mất an toàn khá cao trong mùa mưa lũ năm nay là bai Đồng Chóng (Liên Sơn) và hồ Khoang Bưởi (Cư Yên). Cụ thể, bai Đồng Chóng được đầu tư xây dựng năm 1997, do mưa lũ qua các năm, thân bai bị xoáy khoét, sạt lở 2/3 và phá hủy toàn bộ sân tiêu năng. Còn công trình hồ Khoang Bưởi có chân mái thượng lưu xói lở hàm ếch sâu vào phần thân đập với tổng chiều dài 72 m, rộng từ 5-6 m, cao từ 1,8-2,4 m, rất nguy hiểm cho công trình, không đảm bảo an toàn cho mùa mưa lũ năm 2013.

 

Trong kế hoạch PCLB&TKCN năm nay, huyện Lương Sơn xác định vùng trọng điểm là các xã, thị trấn có công trình thủy lợi trọng điểm gồm thị trấn Lương Sơn và các xã Hoà Sơn, Nhuận Trạch, Cư Yên, Liên Sơn, Tiến Sơn, Cao Dương, Thanh Lương, Hợp Thanh, Tân Thành, Long Sơn, Cao Thắng. Trên cơ sở đó, UBND huyện yêu cầu các xã, thị trấn xây dựng cụ thể phương án PCLB&TKCN, chú trọng bảo đảm an toàn cho hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn nhằm đạt hiệu quả cao nhất khi ứng phó với thiên tai.

 

Ông Nguyễn Anh Đức, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Thực hiện công tác PCLB&TKCN năm nay, một trong những mắt xích quan trọng là đảm bảo an toàn cho hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn. Căn cứ nhiệm vụ được giao, phòng NN&PTNT đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi chi nhánh huyện Lương Sơn tiến hành kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình. Qua đó phát hiện các công trình hư hỏng cần được đầu tư sửa chữa, đồng thời, đề xuất phương án bảo vệ công trình trong mùa mưa lũ, có biện pháp khắc phục kịp thời khi sự cố xảy ra. Đối với các xã, thị trấn, UBND huyện đã kiên quyết chỉ đạo: Chính quyền phải cùng với cơ quan quản lý công trình trên địa bàn phối hợp kiểm tra đánh giá mức độ an toàn của công trình, có phương án bảo vệ và giải pháp đối phó khẩn cấp khi có mưa, bão lớn.

 

 

                                                                 Thu Trang

 

 

Các tin khác


Siết chặt quản lý vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất

Với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN), hóa chất, thời gian qua, ngành Công Thương đã phối hợp các ngành chức năng tăng cường công tác quản lý, kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, sử dụng VLNCN và hóa chất trên địa bàn tỉnh.

Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục