Lực lượng bộ đội thuộc Trung đoàn 43 thường trực ứng cứu tại huyện Hải Hà

Lực lượng bộ đội thuộc Trung đoàn 43 thường trực ứng cứu tại huyện Hải Hà

Từ sáng 3-8, bão số 5 đã gây mưa to kèm gió mạnh tại nhiều tỉnh thành gây ra thiệt hại cho một số công trình, nhiều hộ dân phải di dời tránh bão...

 

Theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Ninh (PCTT và TKCN), tính đến đến 10 giờ 30 phút ngày 3-8, cơn bão số 5 (Jebi) chưa gây thiệt hại về người và tài sản tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.

Tại TP Móng Cái khoảng 7 giờ bão số 5 đổ bộ vào địa bàn với sức gió cấp 8, giật trên cấp 10, kèm theo mưa lớn. Tại khu vực tuyến đê xung yếu Lò Mắm, thuộc xã Hải Xuân bị cơ sạt lở khoảng 100 mét do sóng to. Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP đã huy động lực lượng cùng vật tư tại chỗ gia cố đảm bảo an toàn cho tuyến đê.

Tại huyện Hải Hà, bão số 5 đi qua với sức gió cấp 9, giật cấp 10, mưa vừa, một số cây cối bị đổ, một vài nhà tốc mái, một cột ăng ten viễn thông cao 42m bị đổ. Gió bão làm 142 nhà tốc mái, 40 công trình phụ bị tốc mái, 3 nhà bị sập, ông Hoàng Văn Lai, thôn 3 xã Tiến Tới bị thương do mảnh tôn bay vào.

Tại huyện Đầm Hà, bão số 5 đã làm đổ một cột viễn thông, vỡ một bè có 5 ô lồng cá song giống, một trường tiểu học bị tốc mái, đổ hai nhà dân, 70 nhà bị tốc mái.

Tại TP Cẩm Phả, đã phải di dời khẩn cấp ba hộ dân tại khu vực tổ 12, khu Ngô Quyền, phường Cẩm Đông. Nguyên nhân là do kè bãi thải sau của mỏ than Thống Nhất bị sạt lở, có nguy cơ gây mất an toàn đến các hộ dân phía dưới.

* Đến thời điểm này, tại Thanh Hóa,7.893 phương tiện với 27.187 lao động đã vào nơi neo đậu an toàn trong và ngoài tỉnh. Qua khảo sát, trên địa bàn tỉnh có 4.333 hộ dân với 12.782 khẩu ở 12 huyện miền núi, trung du; 25.043 hộ với 107.376 nhân khẩu thuộc sáu huyện, thị xã ven biển nằm trong khu vực nguy hiểm. Các địa phương đã xây dựng, rà soát phương án sơ tán dân, chuẩn bị đầy đủ nhu yếu phẩm, vật dụng sẵn sàng di chuyển khi có lệnh nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân.

Thanh Hóa chỉ đạo Ban quản lý các âu thuyền, cảng cá đôn đốc các chủ phương tiện neo buộc tàu thuyền an toàn, tránh va đập, đứt neo; các địa phương duy trì lực lượng canh đê, hộ đê, chuẩn bị vật tư sẵn sàng ứng cứu khi có sự cố bất thường xảy ra. Đặc biệt, các huyện miền núi, ven biển theo dõi sát tình hình mưa lũ; căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, thông tin cảnh báo, sẵn sàng, chủ động di dời dân khỏi khu vực nguy hiểm.

* Tại tỉnh Thái Bình mưa to đến rất to xuất hiện trên diện rộng, vùng ven biển hai huyện Thái Thụy, Tiền Hải gió bão đã mạnh lên cấp 7, cấp 8. Hiện nay, Ban chỉ huy PCLB tỉnh bố trí đầy đủ nhân lực, vật lực ở những tuyến đê biển xung yếu trên địa bàn.

Tin từ Trung tâm Khí tượng, thủy văn Thái Bình cho biết, từ sáng nay trên đất liền gió mạnh dần lên cấp 6, cấp 7, giật cấp 8; vùng ven biển gió mạnh dần lên cấp 7, cấp 8, giật cấp 9 và có mưa vừa, mưa to đến rất to.

Lượng mưa do bão số 5 gây ra ở Thái Bình dao động 100mm đến 200mm. Bão vào đất liền lúc đỉnh triều, nước sông ở mức cao, nên ở vùng ven biển đề phòng nước biển dâng kết hợp với thủy triều cao từ 3 - 4 m.

Tại huyện ven biển Tiền Hải, ông Nguyễn Văn Bái, Chủ tịch UBND huyện thông tin nhanh: Cho đến 19h tối qua, địa phương đã di dời 2.496 người canh, coi tại các chòi nuôi ngao, vạng, tôm; 173 hộ dân sống ngoài đê Quốc gia thuộc bốn xã vào sâu trong đất liền tránh trú bão.

Đối với 50m đê biển thuộc gói thầu số 5 (dự án kiên cố hóa đê biển) đang thi công dở dang, trong tối qua huyện Tiền Hải huy động gần 100 người dồn sức hoàn thành xong việc đắp đất, rải vải địa kỹ thuật, phủ cát rồi đặt cấu kiện bê tông đúc sẵn khép kín mái đê phía biển bảo đảm phòng chống bão số 5 đổ bộ vào đất liền.

Chủ động ứng phó với bão số 5, Công an tỉnh Thái Bình đã báo động, kiểm tra quân số, phương tiện, áo mưa, áo phao của Đại đội cơ động PCLB Công an tỉnh gồm 181 cán bộ chiến sĩ và các trung đội cơ động Công an các huyện, thành phố, duy trì việc thường trực sẵn sàng làm nhiệm vụ.


Cột ăng ten phát sóng của Bưu điện Đầm Hà bị đổ do bão số 5. Ảnh: Quang Thọ

 

                           Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 15/4: Nắng nóng ở Tây Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 15/4, khu vực Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt, với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C.

Thời tiết ngày 14/4: Tây Bắc Bắc Bộ, Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 14/4, khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến từ 36 - 39 độ C, có nơi trên 39 độ C.

Thiết thực Chương trình phát triển tài sản trí tuệ

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2021 - 2030 đạt nhiều kết quả nổi bật, hướng tới hoàn thiện mục tiêu chung của chương trình.

Thời tiết ngày 12/4: Nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 12/4, nắng nóng quay trở lại Bắc Bộ và nền nhiệt xu hướng tăng dần. Trung Bộ và Tây Nguyên nắng nóng cục bộ. Riêng Nam Bộ đang cao điểm nắng nóng, có nơi gần 40 độ C.

Miền Bắc sắp chuyển nắng nóng diện rộng, Nam Bộ có nơi trên 38 độ C

Dự báo miền Bắc tiếp tục duy trì thời tiết có mưa nhỏ trong vài ngày tới. Từ ngày 13/4, khả năng có nắng nóng diện rộng. Trong khi đó, Nam Bộ nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt.

Các nhà mạng phải xử lý thông tin về SIM không chính chủ trong 1 ngày

Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) yêu cầu, các nhà mạng phải tiến hành ngay biện pháp bảo đảm số thuê bao không chính chủ không còn trong danh sách các số thuê bao của người dùng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục