Cuối năm 2013, đoạn đường cuối cùng của tỉnh lộ 436  đã hoàn thành đưa vào sử dụng đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn.

Cuối năm 2013, đoạn đường cuối cùng của tỉnh lộ 436 đã hoàn thành đưa vào sử dụng đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH trên địa bàn.

(HBĐT) - Với chiều dài gần 40 km, tỉnh lộ 436 là huyết mạch giao thông của các xã: Phong Phú, Địch Giáo, Quy Mỹ, Do Nhân, Lỗ Sơn, Gia Mô (Tân Lạc) và Phú Lương, Chí Thiện, Chí Đạo, Định Cư, Hương Nhượng (Lạc Sơn). Năm 2011, công trình được đầu tư cải tạo, nâng cấp trong niềm vui lớn của dân cư trên địa bàn. Tuy nhiên, do kinh phí eo hẹp nên phải mất gần 2 năm thi công dự án mới hoàn thành và đưa vào sử dụng.

 

Ông Bùi Văn Nam ở xã Chí Đạo (Lạc Sơn) cho biết: Khi chưa được đầu tư nâng cấp, việc lưu thông trên tuyến gặp nhiều khó khăn vì đường trơn lầy, nhiều ổ trâu, ổ voi. Giờ đây, công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, việc lưu thông rất thuận tiện, sản phẩm  nông, lâm sản vận chuyển và tiêu thụ hết sức thuận lợi. Đây cũng là tuyến giao thông quan trọng nối liền với QL 6, QL 12B và các xã vùng cao của hai huyện Lạc Sơn, Tân Lạc. Hiện, đã có tuyến xe khách từ thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) đi lên xã vùng cao Lũng Vân (Tân Lạc) tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại trên tuyến.

 

Tỉnh lộ 436 đưa vào sử dụng đã phát huy hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên, sau khi đưa vào khai thác đã bộc lộ và phát sinh không ít những bất cập. Ông Bùi Văn Nam phàn nàn: “Hệ thống cọc tiêu của tỉnh lộ 436 trên đoạn xã Địch Giáo được lắp dựng cẩu thả, đến nay, nhiều cọc tiêu đã xiêu vẹo và bị đổ ngổn ngang vừa mất mỹ quan, vừa ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Đề nghị các cơ quan chức năng sớm có phương án khắc phục”.

 

Cùng với tình trạng trên, nhiều đoạn đường và ngầm tràn liên hợp qua các xóm Tà, Sống, úi Giang (xã Do Nhân), Đú I, Đú II, Rên (xã Lỗ Sơn), Quắn, Đừng (xã Gia Mô) đã xuống cấp khá nghiêm trọng. Mặt đường gồ ghề, lồi lõm vì rất nhiều ổ gà, ổ trâu. Ông Bùi Văn Binh, ở xóm Đừng cho biết: “Số lượng xe chở hàng quá tải lưu thông trên tuyến khá nhiều, chủ yếu là chở gỗ, sắn, mía, dong riềng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tuyến đường bị phá hỏng nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều năm qua, các loại phương tiện này vẫn hoạt động mà không bị các cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xử lý”.

 

Tỉnh lộ 436 là tuyến đường khá bằng phẳng, độ dốc thấp nên không xảy ra tình trạng sạt lở nhưng mặt đường nhiều đoạn đã xuống cấp dẫn đến việc đi lại của người và phương tiện tham gia giao thông gặp không ít khó khăn. Theo bà Bùi Thị Den, ở xóm úi Giang (Do Nhân), nguyên nhân mặt đường 436 sớm xuống cấp là do hệ thống rãnh thoát nước không đồng bộ. Hơn nữa, việc duy tu, bảo dưỡng, nạo vét chưa thường xuyên nên mặt đường, nền đường luôn ẩm thấp dẫn đến bị sụn lún, bong tróc.

 

Theo đại diện UBND xã Gia Mô, duy tu, bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo sự bền vững của công trình là là việc làm hết sức cấp thiết. Tuy nhiên, đây là tỉnh lộ nên không thuộc chức năng, nhiệm vụ của cấp xã. Hơn nữa, ngân sách xã không thể  đảm đương được nhiệm vụ này vì liên quan đến  nhân công và kinh phí. Hạt giao thông, đoạn quản lý đường bộ cũng đã bố trí công nhân quản lý nhưng mới chỉ dừng lại ở việc phát quang tầm nhìn  còn việc bảo dưỡng mặt đường chưa được triển khai vì chưa có kinh phí.

 

Như vậy, ngoài một số khiếm khuyết trong quá trình thi công, vấn đề đặt ra cho các ngành chức năng với tỉnh lộ 436 là cần kiểm tra gắt gao và xử lý nghiêm xe quả khổ, quá tải. Đồng thời bố trí kinh phí để hoàn thiện hệ thống thoát nước và duy tu, bảo dưỡng kịp thời những đoạn đường đã bị hư hỏng. Có như vậy, tuyến đường mới thực sự phát huy hiệu quả trong phát triển KT-XH, đảm bảo AN-QP và đời sống dân sinh trên địa bàn.

 

 

                                                                                        Đ.P

 

 

Các tin khác


Việt Nam sở hữu tiềm năng lớn về thị trường tín chỉ carbon

Theo tính toán, chỉ riêng ngành nông nghiệp Việt Nam, tiềm năng có thể đạt 57 triệu tín chỉ carbon mỗi năm.

Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục