Từ các chương trình, dự án lồng ghép trên địa bàn, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) đã đầu tư xây dựng nhiều công trình NS&VSMT nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Hiện, xã có hơn 90% hộ dân được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Từ các chương trình, dự án lồng ghép trên địa bàn, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc) đã đầu tư xây dựng nhiều công trình NS&VSMT nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Hiện, xã có hơn 90% hộ dân được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

(HBĐT) - Theo kế hoạch, tỉnh ta phấn đấu cơ bản trở thành tỉnh NTM vào năm 2030, trước mắt đến năm 2015 có 15% xã đạt xã NTM. Để cán đích như thời gian dự định, các địa phương sẽ phải nỗ lực vào cuộc để hoàn thành 19 tiêu chí. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện một số tiêu chí còn khó đối với tỉnh ta, trong đó có tiêu chí 17 về môi trường.

 

Theo bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM, một xã được công nhận đạt tiêu chí môi trường khi đạt được 5 yêu cầu: tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh đạt mức quy định của vùng; 90% cơ sở SX-KD trên địa bàn đạt chuẩn về môi trường; đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường; nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch; chất thải, nước thải được thu gom và xử lý theo quy định.

 

Bằng nguồn vốn lồng ghép của các chương trình dự án được triển khai thực hiện trong khu vực nông thôn về lĩnh vực môi trường năm 2013 như chương trình MTQG NS&VSMT nông thôn, Chương trình 134, 135, giảm nghèo... cùng với ý thức bảo vệ môi trường của người dân, công tác VSMT nông thôn đã có sự chuyển biến tích cực. Đến nay, tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 78%, tỷ lệ hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh đạt 50,2%, hộ chăn nuôi có chuồng trại hợp vệ sinh đạt 38,5%. Việc quản lý, thu gom và xử lý chất thải, nước thải ở các xã có sự chuyển biến tích cực; nhiều xã đã phát động phong trào trồng cây xanh, vệ sinh đường làng, ngõ xóm như các xã: Hiền Lương (Đà Bắc), Thành Lập (Lương Sơn), Dân Chủ (TPHB), Đồng Tâm (Lạc Thủy), Mông Hóa (Kỳ Sơn)... Qua rà soát đánh giá, đến nay mới có 15 xã đạt tiêu chí về môi trường, tăng 14 xã so với năm 2012.

 

Thực tế cho thấy, hầu hết các xã đã triển khai thực hiện tiêu chí môi trường nhưng gặp nhiều khó khăn. Xét riêng từng chỉ tiêu mới có chỉ tiêu về tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là đạt; một số xã đã thành lập được đội thu gom rác nhưng mới chỉ tập kết tại bãi rác của địa phương, chưa được xử lý; chưa có xã nào đạt chỉ tiêu các cơ sở SXKD đạt tiêu chuẩn về môi trường. Hiện đã có một số xã triển khai xây dựng nghĩa trang nhưng chưa theo quy hoạch NTM. Nguyên nhân là do nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ các cấp về xây dựng NTM còn hạn chế, thụ động, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Bên cạnh đó, ý thức của người dân về giữ gìn vệ sinh môi trường trong xây dựng NTM chưa cao.

 

Ở nhiều địa phương, một bộ phận người dân thiếu ý thức đã tiếp tay cho ô nhiễm môi trường khi vứt rác bừa bãi ở ven đường, sông, suối, ao, hồ... Hệ thống thoát nước thải tại khu vực nông thôn chưa được chú trọng đầu tư. Hơn nữa, quy hoạch và xây dựng chợ nhiều nơi không gắn với xử lý rác thải. Thiếu kinh phí cũng khiến cho một số xã đã thành lập được tổ, đội thu gom rác thải nhưng hoạt động không thường xuyên, vẫn còn nhiều xã chưa có bãi rác nên tình trạng ứ đọng rác trong khu dân cư diễn ra khá phổ biến. Nguồn ngân sách hỗ trợ cho các địa phương còn thấp, chưa tương xứng với nội dung tiêu chí. Mặt khác, chế độ thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác cho xây dựng NTM nói chung, tiêu chí 17 nói riêng chưa phù hợp nên không thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực môi trường.

 

Đồng chí Lê Văn Thạch, Chi cục phó Chi cục Phát triển Nông thôn cho biết: Thực hiện tiêu chí 17 về môi trường cần phải huy động mọi nguồn lực để xã hội hóa, bởi chính người dân là chủ thể gây nên vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn. Do đó cần huy động nguồn lực trong dân cùng tham gia thành lập tổ, đội thu gom, thu phí rác thải, mua phương tiện chuyên chở rác thải về đúng nơi xử lý để tránh ô nhiễm. Tỉnh ta hiện đang đẩy mạnh việc triển khai xây dựng môi trường xanh - sạch - đẹp, nhiều hoạt động làm sạch môi trường được chú trọng thực hiện. Tuy nhiên, vấn đề rác thải nông thôn vẫn còn là nỗi trăn trở lớn, chỉ có sự vào cuộc đồng bộ, nỗ lực của mọi cấp, ngành và toàn xã hội mới hy vọng có thể đạt tiêu chí về môi trường trong xây dựng NTM.

 

 

 

                                                                    Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ, Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 13/5, khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 10-20 mm, có nơi trên 40 mm.

Hành động sớm - chủ động trước thiên tai

Đó là chủ đề Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2024 được Thủ tướng Chính phủ phát động, với mục đích nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân trong công tác phòng, chống thiên tai để xây dựng xã hội an toàn trước thiên tai, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Thời tiết giao mùa: Cảnh báo dông sét, mưa đá

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, tháng 5 là giai đoạn có sự chuyển biến thời tiết từ mùa lạnh sang mùa nóng, mùa khô sang mùa mưa ở Bắc Bộ nên các hiện tượng dông mạnh kèm lốc, sét, mưa đá có khả năng xuất hiện nhiều nhất trong năm, đặc biệt ở vùng núi do tác động của địa hình có thể tạo ra các ổ mây đối lưu phát triển mạnh, hệ quả là gây ra các trận dông kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương làm việc với Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh

Ngày 8/5, đoàn kiểm tra liên ngành Trung ương do đồng chí Chu Thị Thu Hương, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường làm trưởng đoàn đã làm việc với Ban chỉ đạo An toàn thực phẩm (BCĐ ATTP) tỉnh về việc triển khai Tháng hành động vì ATTP năm 2024.

Huyện Yên Thủy: Thiệt hại cây trồng do nắng nóng, khô hạn gần 13,3 tỷ đồng

Theo phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Thủy, từ ngày 23 - 30/4, trên địa bàn huyện nắng nóng gay gắt kéo dài, nhiệt độ 39 - 40 độ C; trời không mưa, trữ lượng nước tại một số hồ, đập cạn, không đủ khả năng tưới ảnh hưởng đến diện tích cây trồng. Nhiều giếng đào, giếng khoan phục vụ nước sinh hoạt cho người dân ở một số xã cũng bị cạn nước.

Điện lực Mai Châu tăng cường đảm bảo hành lang an toàn lưới điện

Vào mùa mưa bão, việc không đảm bảo hành lang an toàn lưới điện (HLATLĐ) là một trong những nguyên nhân gây sự cố điện. Thời gian qua, Điện lực Mai Châu đã tăng cường kiểm tra, phát quang cây cối trong và ngoài HLATLĐ để ngăn ngừa sự cố trong mùa mưa bão.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục