Xã Nam Phong đưa mía lên đồi đạt hiệu quả kinh tế cao.

Xã Nam Phong đưa mía lên đồi đạt hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Trồng rừng phục vụ chế biến là định hướng quan trọng và đang được hiện thực hóa ở nhiều địa phương tỉnh. Tuy nhiên, người dân xã Nam Phong (Cao Phong) lại không muốn trồng rừng vì hiệu quả kinh tế đem lại rất thấp khi so với các loại cây trồng là tiềm năng thế mạnh của xã này.

 

Với người dân Nam Phong bây giờ đất là “vàng”. Mía và cam là cây chủ lực giúp người Nam Phong có của ăn, của để. Chủ tịch UBND xã Đinh Duy Thích cho biết: Xã Nam Phong có 10 xóm, trong đó có 5 xóm bao gồm Mạc, Khuộn, Đức, Ong 1 và 2 có diện tích đất lâm nghiệp có thể trồng rừng. Trước đây, người dân đã biết đến trồng rừng theo dự án PAM 3352. Đến nay cả xã đã trồng được 130 ha rừng sản xuất. Năm 2007, người dân liên kết với xí nghiệp Tam Thanh trồng rừng theo phương thức 70, 30%. Nghĩa là xí nghiệp đầu tư giống vốn, khoa học kỹ thuật, nông dân đầu tư 30% giá trị gồm đất, công chăm sóc. Đến khi thu hoạch, người dân được hưởng 70% giá trị thực tế. Cả xã trồng được khoảng 80 ha theo phương thức trên. Năm nay đã đến chu kỳ khai thác keo. Ngoài ra, theo dự án 661 được hỗ trợ giống vốn, công chăm sóc, người dân đã trồng khoảng 50 ha, dự tính năm 2015 sẽ khai thác. Qua tìm hiểu hết chu kỳ này, diện tích rừng sản xuất của Nam Phong sẽ giảm còn không đáng kể. Hầu hết người dân đều không thiết tha với trồng rừng khi so với các loại cây trồng đang thắng thế đó là mía và cam và một số cây có múi khác.

 

Gia đình ông Bùi Văn Phi, Trưởng xóm Mạc cho biết: Xóm Mạc có điều kiện trồng rừng sản xuất. Cả xóm Mạc trồng hơn 20 ha rừng sản xuất. Tâm lý chung của bà con đều không thích trồng rừng. Người dân đang tập trung cải tạo vườn tạp chuyển sang mía và cam, những loại cây trồng phù hợp với đồng đất và cho hiệu quả kinh tế vượt trội. Qua tìm hiểu được biết, theo lý thuyết 1 ha trồng rừng, sau 7 năm thu 130 m3 gỗ. Thực tế 1 ha cho thu khoảng 80 m3, sau một chu kỳ cây thu khoảng 80 triệu đồng, như vây, mỗi năm được khoảng 10 triệu đồng. Trong khi đó đối với mía, giá ổn định như mấy năm gần đây mía từ 4.000- 6.000 đồng/cây, tư thương đến mua tại ruộng, 1 ha cũng thu cỡ trên từ 100-150 triệu đồng/năm, nếu thuê tất tật, người dân cũng bỏ túi vài chục triệu/ha/năm. Vì lẽ đó, diện tích mía và cam của Nam Phong đang tăng khá nhanh. Người dân Nam Phong đổi đời từ mía và bắt đầu có nguồn thu lớn từ cam, bưởi. Diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi sang trồng mía và còn không đáng kể. Người Nam Phong đang chuyển đổi mạnh mẽ sản xuất, tích cực đầu tư thâm canh chuyển sang trồng mía, cam.

 

Đến nay, tổng diện tích mía của Nam Phong đã phát triển được 280 ha, thu nhập khoảng 40 tỷ đồng/năm. Cả xã cũng đã trồng được 60 ha cây cam, bưởi, trong đó, 10 ha bắt đầu cho thu hoạch, nhiều hộ gia đình đã có thu hàng trăm triệu đồng/ha. Xã Nam Phong đang đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, tận dụng và khai thác hiệu quả quỹ đất để trồng mía, cam, bưởi. Đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết, tới đây, diện tích mía của xã có thể phát triển lên khoảng 200 ha.  Chủ trương của xã tiếp tục định hướng bà con trồng rừng ở những khu vực khó khăn không thể phát triển mía và cam để bảo đảm môi trường, phủ xanh đất trống, đồi trọc. Hiện xã đang rà soát xin các cấp có thẩm quyền tạo điều kiện cho người dân thực hiện các thủ tục chuyển đổi đất diện tích đất rừng sang các cây trồng có giá trị cao.

 

 

 

LC

 

 

 

Các tin khác


"Mùa khát", nhìn lại hiệu quả các công trình nước sạch

(HBĐT) - Mùa khô năm nay, các địa phương trong tỉnh trải qua đợt nắng hạn kéo dài khiến nhiều khu vực rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Trong khi đó, nhiều công trình nước sạch đã đầu tư không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên hoạt động kém hiệu quả.

Huyện Mai Châu: Không để bị động trước thiên tai

(HBĐT) - Là địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng nề bởi mưa lũ, gây thiệt hại về các công trình cũng như sản xuất, tài sản của nhân dân nên ngay từ đầu năm, UBND huyện Mai Châu đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp và các xã, thị trấn xây dựng, triển khai kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra. Với phương châm "4 tại chỗ”, lấy phòng là chính, các xã, thị trấn tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai xảy ra.

Nguy cơ tuyệt chủng do công nghệ trí tuệ nhân tạo gây ra

Các nhà lãnh đạo toàn cầu cần hợp tác để giảm thiểu 'nguy cơ tuyệt chủng' do công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) gây ra.

Gỡ điểm nghẽn chuyển đổi số

Nhiều cán bộ ở cơ sở chưa đảm bảo chuyên môn, nghiệp vụ; thiết bị phần mềm ứng dụng chuyển đổi số chưa kết nối đồng bộ, người dân chưa tin tưởng vào các dịch vụ trực tuyến… là những điểm nghẽn cản trở chuyển đổi số ở các cấp chính quyền, cơ quan cấp cơ sở của TPHCM.

Chung tay sử dụng điện tiết kiệm

(HBĐT) - Thời gian qua, nắng nóng gay gắt nên nhu cầu sử dụng điện tăng cao, nhưng hạn hán kéo dài khiến việc cung ứng điện gặp nhiều khó khăn. Ngành Điện đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện an toàn. Trong đó, kêu gọi khách hàng tiếp tục nêu cao ý thức sử dụng điện tiết kiệm (SDĐTK).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục