Nhóm khai thác lâm nghiệp xóm Nà Chiếu, xã Cao Sơn (Đà Bắc) đảm nhiệm việc tổ chức thu mua, khai thác, kết nối thị trường giúp đảm bảo lợi nhuận của các thành viên và nông dân.

Nhóm khai thác lâm nghiệp xóm Nà Chiếu, xã Cao Sơn (Đà Bắc) đảm nhiệm việc tổ chức thu mua, khai thác, kết nối thị trường giúp đảm bảo lợi nhuận của các thành viên và nông dân.

(HBĐT) - Với sự hỗ trợ của tổ chức ADDA Đan Mạnh, dự án “Thêm cây” do Hội Nông dân tỉnh thực hiện đã xúc tiến thành lập 40 nhóm nông dân sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ trong giai đoạn từ năm 2010 đến nay. Cũng từ đây, kiến thức sản xuất, năng lực tiếp cận thị trường của người nông dân được nâng lên một bước. Dự án triển khai tại 11 xã thuộc 2 huyện gồm Toàn Sơn, Cao Sơn, Hào Lý, Tu Lý, Tân Minh, Hiền Lương (Đà Bắc); Thu Phong, Đông Phong, Tây Phong, Xuân Phong, Yên Lập (Cao Phong).

 

Nhóm khai thác lâm nghiệp xóm Nà Chiếu, xã Cao Sơn (Đà Bắc) là một trong những nhóm được thành lập đầu tiên vào năm 2011. Anh Đinh Văn Tiên, trưởng nhóm khai thác cho biết: Cách thức cụ thể là nhóm trực tiếp đứng ra mua lại diện tích rừng của bà con và tổ chức khai thác sau đó thuê xe vận chuyển đến bán thẳng cho nhà máy. Thực tế cho thấy với cách làm này vừa tránh được tình trạng bị tư thương ép giá lại mang về lợi nhuận của các thành viên trong nhóm thông qua tham gia chuỗi giá trị. Các thành viên trong nhóm mạnh dạn chia sẻ rằng trước đây, trữ lượng gỗ là bao nhiều đều do tư thương tính toán. Nay được dự án tập huấn kiến thức nên mỗi lần thu mua, khai thác, nông dân tự tính toán được trữ lượng nên hạn chế thấp nhất rủi ro. Một nhóm có hoạt động hiệu quả cũng được duy trì từ năm 2011 đến nay là nhóm lâm sản ngoài gỗ ở xã Toàn Sơn do chị Nguyễn Thị Bắc làm trưởng nhóm, có tổng số 12 thành viên. Chị Bắc cho biết: Chúng tôi là những nông dân tự nguyện tham gia thành lập nhóm nuôi ong dưới tán rừng. Ở đây, nhờ còn nhiều diện tích rừng nên nguồn thức ăn cho ong khá thuận lợi. Khi được hỗ trợ cầu ong, con giống, chúng tôi đã đăng ký tham gia thực hiện và tính toán, đổi công. Hiện nhóm có nguồn tăng thu nhập hàng tháng, quý, năm đều đặn từ nghề nuôi ong lấy mật.

 

Trong số 40 nhóm sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ có 3 nhóm vườn ươm gồm 2 nhóm ở xã Yên Lập, Thu Phong (Cao Phong) và 1 nhóm ở xã Tu Lý (Đà Bắc). Theo ông Bùi Văn Lộc, trưởng nhóm vườn ươm xóm Chầm, xã Yên Lập (Cao Phong), quá trình thành lập, nhóm đã được hỗ trợ tập huấn, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị vườn ươm như máy bơm, lưới, cuốc, xẻng, dao, kéo. Ngoài bán cây giống lâm nghiệp cho thành viên các nhóm trồng rừng, nhóm còn sản xuất lượng cây giống phục vụ nông dân các vùng lân cận. Đặc biệt, giá bán cho thành viên trong nhóm trồng cây lâm nghiệp cùng mạng lưới được ưu đãi thấp hơn 10% so với giá thị trường. Bình quân mỗi năm, 3 nhóm sản xuất được trên, dưới 13 vạn cây giống bao gồm keo tai tượng, mỡ, lát hoa, xoan lai.

 

Dự án thêm cây có mục tiêu cải thiện sinh kế và thích ứng khí hậu dựa vào sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ ở miền Bắc Việt Nam. Theo ông Bùi Văn Dán – Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cao Phong, cái được lớn nhất của nông dân khi tham gia nhóm sở thích sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ là được theo học các lớp huấn luyện nâng cao kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật trồng một số cây lâm nghiệp, kỹ thuật vườn ươm, tính toán trữ lượng gỗ, hạch toán kinh doanh lâm nghiệp, lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh, maketting sản phẩm, tiếp cận thị trường... Ngoài ra, mỗi nhóm được hỗ trợ nguồn kinh phí ban đầu 20 triệu đồng cho hoạt động để mua vật tư, dụng cụ lâm nghiệp gồm cuốc, xẻng, máy phát cỏ, cưa, phân bón và cây giống...

 

Đến nay, 40 nhóm sản xuất lâm nghiệp quy mô nhỏ đang tiếp tục duy trì hoạt động với quy mô 10 – 15 thành viên/nhóm. Trong giai đoạn 2014 – 2017, dự án “thêm cây” sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới với việc thành lập thêm 40 nhóm nông dân tại 2 huyện hỗ trợ, tiến hành chuyển đổi mạng lưới từ nhóm sang loại hình HTX.

 

                                                                         

 

                                                                            Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Huyện Kim Bôi: Đảm bảo an toàn các công trình hồ, đập trước mùa mưa bão

(HBĐT) - Để ứng phó kịp thời trước diễn biến bất thường của thời tiết, đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra. Ngay từ đầu năm 2023, huyện Kim Bôi đã chủ động triển khai các giải pháp tăng cường kiểm tra, tu sửa, nâng cấp các công trình thủy lợi.

Phụ nữ thành phố Hòa Bình hưởng ứng “Ngày môi trường thế giới”

(HBĐT) - Sáng 5/6, Hội LHPN thành phố Hòa Bình phối hợp Hội LHPN phường Thống Nhất tổ chức chương trình hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5/6 với chủ đề "Giải pháp cho ô nhiễm nhựa" tại tổ 9, phường Thống Nhất. Trên 30 hội viên phụ nữ tham gia chương trình.


Giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa

(HBĐT) - Rác thải nhựa (RTN) đang hằng ngày, hằng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Do đó, cùng với cả nước, những năm qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong tỉnh đã triển khai các giải pháp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ RTN.

Thời tiết ngày 3/6: Chiều tối Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ mưa dông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối và đêm 3/6, ở khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa rào và dông, cục bộ có mưa to với lượng mưa 20-40 mm, có nơi trên 80m mm. Khu vực Tây Nguyên, Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác với lượng mưa 10-30 mm, có nơi trên 50 mm.

"Mùa khát", nhìn lại hiệu quả các công trình nước sạch

(HBĐT) - Mùa khô năm nay, các địa phương trong tỉnh trải qua đợt nắng hạn kéo dài khiến nhiều khu vực rơi vào cảnh thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Trong khi đó, nhiều công trình nước sạch đã đầu tư không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên nên hoạt động kém hiệu quả.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục