Trước tình hình hạn hán, người dân xã Ba Khan (Mai Châu) đã chuyển diện tích lúa bị hạn sang trồng ngô. (Ảnh: Mạnh Hùng).

Trước tình hình hạn hán, người dân xã Ba Khan (Mai Châu) đã chuyển diện tích lúa bị hạn sang trồng ngô. (Ảnh: Mạnh Hùng).

(HBĐT) - Một trong những vấn đề hết sức quan trọng mà huyện Mai Châu đang tập trung triển khai trong thời điểm này là công tác phòng, chống hạn cho sản xuất vụ xuân, chiêm xuân năm 2015. Làm tốt vấn đề này không chỉ giúp cho huyện Mai Châu hoàn thành việc gieo cấy đúng khung thời vụ, đảm bảo diện tích theo kế hoạch mà còn góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng lương thực.

 

Theo thống kê, vụ chiêm - xuân năm 2015 toàn huyện Mai Châu gieo cấy 888 ha lúa, trong đó, giống lúa thuần BC15 chiếm khoảng 78% với 27.400 kg, còn lại là một số giống khác như: Nhị ưu 838 với 520 kg; Thanh Hoa ưu với 600 kg; nếp M97 với 820 kg. Rút kinh nghiệm từ những năm trước, ngay từ những ngày cuối năm 2014, huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp chặt chẽ với UBND các xã, thị trấn tổ chức rà soát thống kê lại toàn bộ hiệu quả hoạt động của các công trình thủy lợi trên địa bàn để từ đó có hướng khắc phục kịp thời. Bên cạnh đó, các cơ quan chuyên môn phụ trách thủy nông cùng bà con nông dân trên địa bàn huyện  đồng loạt ra quân tu sửa, nạo vét hệ thống kênh mương, tận dụng tối đa mọi nguồn nước đưa vào đồng ruộng để làm đất kịp khung thời vụ gieo trồng. Đồng thời kiểm tra các công trình hồ, đập, bai trên địa bàn nhằm phát hiện những hư hỏng, kịp thời sửa chữa để đảm bảo đủ nước tưới, tiêu cho đồng ruộng và tạo thế chủ động cho công tác thủy lợi. Đồng chí Khà Văn Diện, Phó trưởng phòng NN & PTNT huyện Mai Châu cho biết: Vụ chiêm - xuân năm nay được nhận định là khoảng thời gian có diễn biến thời tiết thất thường, có khả năng mùa mưa sẽ kết thúc sớm hơn bình thường, gây khô hạn nên tổng lượng mưa trong vụ sẽ thiếu hụt khoảng 20 - 40%, mực nước ở các sông, suối xuống rất thấp, do đó, tình hình khô hạn có thể xảy ra trên địa bàn huyện ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

 

Điều đó được thể hiện ở mực nước các hồ chứa trên địa bàn như hồ Cha Lang, hồ Mỏ Bìn, Mỏ Luông, dung tích nước chỉ còn đạt khoảng trên 80% so với thiết kế. Riêng các hồ như: hồ Tòng Đậu, hồ 3 - 2, Lọng Sắng, dung tích nước chỉ còn đạt gần 40% so với thiết kế. Nhìn chung các công trình thủy lợi này cũng chỉ đáp ứng được nước sản xuất cho khoảng 70% diện tích gieo trồng, số còn lại vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nước tự chảy ở các khe, suối, chính điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các xã chỉ đạo sản xuất vụ chiêm - xuân. Trước thực tế đó, ngay từ đầu năm huyện đã đề ra nhiều giải pháp cụ thể, sát thực tế để đảm bảo vụ chiêm - xuân đạt kết quả tốt. Một trong những giải pháp chủ đạo đó là chỉ đạo các xã, thị trấn xây dựng kế hoạch, chủ động chuyển diện tích đất không chủ động được nước tưới chuyển sang gieo trồng các loại cây màu khác mang lại hiệu quả kinh tế cao như: trồng dưa hấu tại xã Mai Hạ, mướp đắng lấy hạt tại xã Xăm Khòe,  ngô tại xã Ba Khan, Pà Cò, tỏi tại xã Pù Bin, Noong Luông,... Đồng chí Khà Văn Diện - Phó trưởng phòng NN & PTNT huyện Mai Châu cho biết thêm: Đối với 78 ha có nguy cơ bị hạn hán cao, Phòng NN & PTNT huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn chủ động chuyển sang trồng các loại cây có khả năng chịu hạn cao như: ngô, sắn, lạc, rau, đậu,... Theo kế hoạch, toàn huyện gieo trồng 3.650 ha ngô xuân hè. Tính đến cuối tháng 3/2015, các xã, thị trấn đã làm đất và gieo trồng được 1.250 ha. Số diện tích này tập trung tại các xã Ba Khan, Thung Khe, Pà Cò, Hang Kia. Trong đó đã gieo trồng được 83 ha lạc, 440 ha dong riềng; rau đậu đã thu hoạch và trồng gối được 350 hecta...          

        

 

 

                                                                Thanh Hạnh

                                                      (Đài TT-TH Mai Châu)

 

 

 

Các tin khác


Công nghệ mưa nhân tạo có thể dẫn đến ‘cuộc chiến thời tiết’ giữa các quốc gia

Nhà khí tượng học cảnh báo "cuộc chiến thời tiết” giữa các quốc gia có thể nổ ra nếu việc gieo hạt mây vượt tầm kiểm soát, sau khi lũ lụt ở Dubai làm nảy sinh lo ngại về công nghệ gây mưa nhân tạo.

Thời tiết ngày 22/4: Bắc Bộ mưa dông, Tây Bắc Bắc Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 22/4, chiều tối và đêm ở khu vực Bắc Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 50 mm; ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa rào và dông cục bộ.

Mưa to, dông lốc kèm mưa đá gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong 

Theo thông tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh, chiều và đêm 20/4, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình xảy ra mưa, mưa đá, dông lốc, sét cục bộ tại thành phố Hòa Bình và các huyện Đà Bắc, Cao phong, Lương Sơn. Tại một số điểm có mưa to như: Tiến Sơn (Lương Sơn) 34,4 mm, Độc Lập (TP Hòa Bình) 32,2 mm, Tân Pheo (Đà Bắc 21,8 mm), Xuân Phong (Cao Phong) 15,6 mm... Mưa đá, dông lốc đã gây thiệt hại tại các huyện Đà Bắc, Cao Phong.

Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục