Ngành điện Lạc Thuỷ thường xuyên kiểm tra đường dây, loại bỏ những hư hỏng để đảm bảo an toàn cho nhân dân.

Ngành điện Lạc Thuỷ thường xuyên kiểm tra đường dây, loại bỏ những hư hỏng để đảm bảo an toàn cho nhân dân.

(HBĐT) - Là huyện vùng thấp Lạc Thuỷ có địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông, suối, nhiều dãy núi đá vôi, hình thành nhiều dãy đất hẹp, thiên tai thường xuyên xảy ra. Toàn huyện có 12/15 xã, thị trấn thuộc vùng ven sông Bôi, sông Đập, sông Thanh Hà ngoài ảnh hưởng của gió bão còn thường xuyên bị ảnh hưởng của ngập lũ.

 

Năm 2015 dự báo thời tiết sẽ có diễn biến phức tạp, mưa, bão, lũ ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế -xã hội, nguy cơ có thể đe doạ đến sự an toàn về tính mạng, tài sản của nhân dân; đặc biệt, huyện Lạc Thuỷ là huyện vùng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất và ngập úng. Để chủ động trong công tác phòng, chống giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do lũ bão, úng, hạn hán, sạt lở đất gây ra, huyện đã kiện toàn Ban chỉ huy PCTT &TKCN ở từng đơn vị, địa phương; xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống lụt, bão, hạn hán, sạt lở đất và giảm nhẹ thiên tai năm 2015.

 

Theo lãnh đạo Ban chỉ huy PCTT &TKCN: Để chủ động công tác PCTT &TKCN trên địa bàn huyện hoạt động có hiệu quả, nắm bắt các thông tin nhanh, chính xác về bão, lũ, ngập úng; tham mưu cho lãnh đạo các cấp xử lý kịp thời các tình huống sảy ra nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do lũ bão gây ra, Ban chỉ huy PCTT & TKCN huyện thực hiện chế độ trực ban 24/24 giờ. Đến nay, Ban chỉ huy PCLB&TKCN huyện đã chủ động 150 chiếc áo phao; phao cứu sinh 80 chiếc; 8 nhà bạt; Rọ thép 500 chiếc, bao tải 1.500 chiếc. Ngoài những phương tiện trên, Ban chỉ huy huyện còn huy động và trưng dụng các phương tiện có trên địa bàn để tham gia thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết.

 

Đồng thời, chỉ đạo các địa phương rà soát, kiểm tra tu bổ sửa chữa và củng cố cơ sở hạ tầng như hồ, đập, trạm bơm, kè sông, kho tàng, bến bãi, cơ sở chế biến lâm sản, doanh trại và các khu dân cư nằm trong vùng thường xuyên bị ảnh hưởng do lũ bão, sạt lở gây ra; quán triệt công tác chỉ đạo, thực hiện phương châm 3 trước “Chủ động phòng chống trước, phương án chuẩn bị trước, phát hiện và xử lý trước” và 4 tại chỗ “Lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, hậu cần tại chỗ, vật tư phương tiện tại chỗ”. Quản lý chặt chẽ vũ khí, trang thiết bị, phương tiện, vật tư kỹ thuật trong mùa mưa, bão; duy trì chế độ trực trong ngày, trong tuần theo qui định đảm bảo thường trực lực lượng, thông báo, báo động kịp thời khi có tình huống xấu do lũ bão gây ra. Hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng tại chỗ, lực lượng cơ động, lực lượng dân quân tự vệ địa phương; có kế hoạch luyện tập trước khi có tình huống mưa, bão gây ra. Tổng hợp, huy động sức mạnh của mọi cấp, mọi ngành và toàn dân, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt, dưới sự chỉ đạo của Ban chỉ huy PCTT &TKCN các cấp, kết hợp giữa lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động giải quyết phương châm cứu người trước, tài sản sau.

 

Ngoài ra, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, khí tượng thuỷ văn, mực nước trên các sông, hồ. Kiểm tra an toàn về đường dây, lưới điện trong suốt thời gian mưa, bão. Các xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ với Điện lực Lạc Thủy kiểm tra xử lý kịp thời những hư hỏng, dò rỉ điện để loại bỏ khỏi lưới điện những vị trí, đường dây, cột điện bị đứt, gãy do mưa bão gây ra nhằm đảm bảo an toàn cho nhân dân.

 

Với 4 lực lượng chính gồm lực lượng tuần tra canh gác, lực lượng tại chỗ, lực lượng ứng cứu toàn dân, lực lượng cơ động. Mỗi điểm công trình xung yếu ở các xã, thị trấn tổ chức lực lượng nòng cốt từ 20 - 50 người có đầy đủ dụng cụ, trang bị PCTT như dao, cuốc, xẻng, bao cát… khi có sự cố kịp thời có mặt tại hiện trường làm nhiệm vụ. Đối với lực lượng làm nhiệm vụ cứu hộ trên Sông Bôi, Sông Đập, sông Thanh Hà vùng úng, lụt và qua sông, suối sẽ sử dụng xuồng máy, thuyền bè để chuyên chở các lực lượng làm nhiệm vụ với thời gian nhanh nhất.

 

Với sự chủ động của các ngành, các cấp, các lực lượng, huyện Lạc Thuỷ phấn đấu hạn chế đến mức thấp nhất khi có thiên tai, lũ bão xảy ra.

 

 

 

                                                                                   Đinh Thắng

 

 

 

 

Các tin khác


Sét đánh cháy rừng ở xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi

Trận mưa đá tối 20/4 đã gây cháy rừng tại khu đồi Cằn Kẻo, xã Đú Sáng, huyện Kim Bôi.

Hà Nội, Hòa Bình xuất hiện mưa đá

Nhiều quận huyện ở Hà Nội và Hòa Bình xuất hiện mưa giông lớn kèm mưa đá, hạt đá to bằng đầu ngón tay, nhanh chóng tan khi tiếp đất.

Thời tiết ngày 20/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước, mưa dông vào chiều tối

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, Tây Bắc Bắc Bộ, từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng và nắng nóng gay gắt, có nơi đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-38 độ C, có nơi trên 39 độ C; độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến từ 35-40%.

Xuất hiện mưa đá tại các huyện miền núi cao của Quảng Nam

Chiều 18/4, dông lốc kèm theo mưa đá xuất hiện tại xã Trà Mai - Trung tâm hành chính huyện Nam Trà My. Trận mưa bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 phút.

Thời tiết ngày 19/4: Nắng nóng nhiều nơi trên cả nước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 19/4, nhiều vùng trên cả nước đều có nắng nóng, riêng miền Trung có nơi đặc biệt gay gắt; chiều tối khả năng có mưa rào và giông vài nơi.

Khẩn trương tìm kiếm hai người mất tích do lật thuyền ở Sìn Hồ, Lai Châu

Ngày 18/4, ông Vũ Văn Cương, Phó Chủ tịch UBND huyện Sìn Hồ (Lai Châu) cho biết, chiều tối 17/4, trên địa bàn huyện có mưa lớn kèm gió lốc đã khiến hai người bị mất tích do lật thuyền tại vùng ngập thủy điện Sơn La, thuộc địa phận xã Nậm Mạ. Mưa lốc cũng gây nhiều thiệt hại về nhà ở, tài sản của nhà nước và nhân dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục