Ngay đầu mùa mưa 2016, trận mưa lớn đêm 24 rạng sáng 25/5 đã gây ngập lụt cục bộ trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy).

Ngay đầu mùa mưa 2016, trận mưa lớn đêm 24 rạng sáng 25/5 đã gây ngập lụt cục bộ trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy).

(HBĐT) - Mặc dù mùa mưa năm nay đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm nhưng theo dự báo, lượng mưa tại khu vực Bắc Bộ từ tháng 6 đến tháng 8 sẽ ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 5 - 15%. Do ảnh hưởng của mưa lớn cục bộ, hiện tượng lũ lụt và sạt lở có khả năng xảy ra nhiều hơn so với năm 2015. Chính vì vậy, các địa phương trong tỉnh đã chủ động xây dựng các phương án phòng - chống thiên tai, xác định rõ các trọng điểm ngập lụt và sạt lở để sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra.

 

Lạc Thủy là vùng trũng thường xuyên chịu ảnh hưởng lớn trong mỗi mùa mưa bão. Đầu mùa mưa bão năm nay, địa phương này đã phải hứng chịu tình trạng ngập úng cục bộ sau các trận mưa lớn xảy ra trong đêm 24/5, rạng sáng ngày 25/5. Trên lưu vực sông Bôi, lượng mưa đo được tại Trạm thủy văn Hưng Thi hồi 14h ngày 25/5 là 11,65 mm, thuộc cấp báo động 2. Với lượng nước mưa dồn mạnh về từ đầu nguồn, địa bàn một số xã Thanh Nông, Lạc Long, Liên Hòa, Phú Thành, Yên Bồng, Khoan Dụ... đã xảy ra tình trạng ngập lụt, tổng diện tích lúa và hoa màu bị ngập lên tới trên 160 ha. Đây là các xã dọc ven bờ sông Bôi, được huyện Lạc Thủy xác định là trọng điểm ngập lụt trong mùa mưa bão. Tại các khu vực này, bãi bồi được người dân tận dụng canh tác nhưng vào mùa mưa, nguy cơ sạt lở bờ sông trở nên nghiêm trọng dẫn đến thiệt hại lớn về lúa và hoa màu. Đặc biệt ở vùng hạ lưu sông Bôi do có địa hình trũng thấp nên hiện tượng lũ lụt, ngập úng thường xuyên xảy ra hàng năm. Các lưu vực suối nhỏ chủ yếu bắt nguồn từ các dãy núi đá vôi, hiện tượng úng ngập càng trở nên nghiêm trọng mỗi khi có mưa lớn.

 

Trên phạm vi toàn tỉnh, trọng điểm có nguy cơ ngập lụt cao được xác định là các địa bàn nằm ven dòng sông lớn như sông Đà, sông Bôi, sông Bùi, sông Lạng, sông Bưởi. Cụ thể: các xã ven sông Bôi gồm: Đú Sáng, Bình Sơn, Sơn Thủy, Thượng Bì, Hạ Bì, Trung Bì, Kim Bôi, Kim Truy, Sào Báy, Mỵ Hòa của huyện Kim Bôi; xã Hưng Thi, Phú Thành, Phú Lão, Lạc Long, Cố Nghĩa, Khoan Dụ, thị trấn Chi Nê, Yên Bồng của huyện Lạc Thủy. Các xã ven sông Bưởi như Xuất Hóa, thị trấn Vụ Bản, Hương Nhượng, Tân Mỹ, Liên Vũ, Vũ Lâm, ân Nghĩa của huyện Lạc Sơn. Các xã ven sông Bùi như Trường Sơn, Cao Răm, Tân Vinh, Nhuận Trạch của huyện Lương Sơn. Các xã ven sông Lạng như Lạc Lương, Đa Phúc, Bảo Hiệu, Hữu Lợi, Đoàn Kết, Ngọc Lương của huyện Yên Thủy... Hệ thống sông lớn này tuy phân bố tương đối đồng đều trên địa bàn tỉnh nhưng lượng mưa lại phân phối không đồng đều trong năm với khoảng 80 - 90% lượng mưa tập trung vào mùa mưa, gây nên hiện tượng lũ lụt và lũ quét, sạt lở đất. Đây là hai loại hình thiên tai thường xảy ra nhất tại tỉnh ta những năm gần đây.

 

Riêng về hiện tượng sạt lở đất trong mùa mưa bão, cơ quan chuyên ngành đã xác định các trọng điểm có nguy cơ bị ảnh hưởng trên cơ sở tổng hợp các tài liệu đã có những năm trước đây và kết quả khảo sát thực địa. Theo đó, trên địa bàn huyện Đà Bắc xác định được nhiều vùng sạt lở đất xảy ra rất mạnh mẽ cả về kích thước cũng như tần suất xuất hiện các khối trượt trên đèo, tập trung nhiều nhất tại vùng phía bắc của huyện. Tại thành phố Hòa Bình, sạt lở đất có nguy cơ xảy ra mạnh trên đoạn đường từ xã Tu Lý về đến trung tâm thành phố, dọc theo sườn phía tây sông Đà, trên sườn núi có độ dốc trên 250 thuộc các xã: Sủ Ngòi, Dân Chủ, Thống Nhất... Tại huyện Tân Lạc, chủ yếu xảy ra ở các xã: Địch Giáo, Quy Mỹ, Ngọc Mỹ, Đông Lai. Tại huyện Kỳ Sơn, trượt lở đất phát triển mạnh ở các xã: Hợp Thành, Phúc Tiến, Dân Hòa và Độc Lập, theo các tuyến dọc sườn núi phía đông sông Đà thuộc các xã: Hợp Thịnh, Hợp Thành... Đặc biệt, huyện Mai Châu là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ sạt lở đất thậm chí cả nứt sụt đất. Tai biến trượt lở, nứt đất phát triển rất mạnh ở các xã: Phúc Sạn, Tòng Đậu, Pù Bin, Noong Luông, Cun Pheo... Như vậy, hiện tượng lũ quét dẫn đến sạt lở đất diễn ra chủ yếu ở phía bắc và vùng trung tâm của tỉnh. Kết quả khảo sát thực địa và điều tra trong nhân dân cho thấy, lũ quét và sạt lở đất xảy ra khá thường xuyên, cường độ mạnh ở các lưu vực suối lớn chảy qua địa bàn có độ dốc cao. Để chủ động ứng phó với hiện tượng này, trước mùa mưa bão hàng năm, BCH PCLB&TKCN cấp huyện, xã đều tiến hành điều tra, rà soát, phát hiện, phân loại những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. Tại các khu vực này, chủ động triển khai các phương án phòng tránh và sẵn sàng ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”.

 

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: Để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, UBND tỉnh đã phê duyệt Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai cấp tỉnh. Các loại hình thiên tai thường xảy ra và gây thiệt hại lớn trên địa bàn tỉnh được xác định bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán, lốc và lốc xoáy... Trong đó, để đối mặt với thiên tai lũ lụt và sạt lở đất, UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương xác định rõ các trọng điểm có nguy cơ cao bị ngập lụt và sạt lở đất, từ đó chủ động xây dựng các phương án phòng tránh và nâng cao hiệu quả ứng phó khi có tình huống xấu xảy ra. Các phương án này đang được khẩn trương rà soát để triển khai quyết liệt, đồng bộ với quyết tâm hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão 2016.

 

 

                                                                        Thu Trang

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Tất cả các nhà thầu thi công đường đều phải có phương án phòng - chống mưa, lũ, bảo đảm giao thông. ảnh: Nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công đường  433- Đà Bắc

Chuyển đổi trên 200 ha đất trồng lúa kém hiệu quả

(HBĐT) - Vụ xuân 2016, huyện Yên Thuỷ đã chuyển đổi trên 200 ha đất trồng lúa, màu kém hiệu quả sang trồng các loại rau có giá trị kinh tế cao như trồng cây dược liệu ở xã Đa Phúc, trồng bí xanh tại các xã Bảo Hiệu, Lạc Lương... UBND huyện đã chỉ đạo lồng ghép các nguồn vốn thực hiện cải tạo vườn tạp, trong đó, đã chuyển đổi được trên 50 ha vườn tạp để trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao.

Hỗ trợ huấn luyện người lao động

(HBĐT) - Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động vừa được Chính phủ ban hành.

“Nói đi đôi với làm” trong giữ gìn môi trường ở xã Liên Vũ

(HBĐT) - Tháng 4/2014, tỷ lệ hộ có nhà tiêu hợp vệ sinh (NTHVS) ở xóm Cả (Liên Vũ-Lạc Sơn) mới chỉ đạt 25% nhưng đến cuối tháng 6/2014 đạt 100%. Trong đó, 65% hộ tự đầu tư xây dựng nhà tiêu tự hoại. Kết quả đó đã góp phần quan trọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng sống cho từng người dân và cả cộng đồng.

Công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh hoá học

(HBDT) - Trong suốt những thập kỷ qua, Đảng, Nhà nước ta luôn có sự quan tâm chỉ đạo khắc phục hậu quả chiến tranh hoá học. Cùng với việc ban hành nhiều chủ trương, chính sách, Đảng, Nhà nước đã triển khai nhiều chế độ, chính sách đối với nạn nhân chất độc da cam. Theo đó, kể từ năm 1998 đến nay, UB Thường vụ Quốc hội đã 3 lần thông qua Pháp lệnh; Chính phủ ban hành 11 Nghị định; Thủ tướng Chính phủ ban hành 12 Quyết định, các bộ ban hành hươn 30 hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách liên quan đối với nạn nhân chất độc da cam.

Bảo vệ môi trường đối với khu chăn nuôi tập trung

(HBĐT) - ông Nguyễn Văn Sơn (Lạc Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết, pháp luật quy định đối với khu chăn nuôi tập trung phải đáp ứng những yêu cầu gì để đảm bảo vệ sinh môi trường?

7 loại công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn

(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 38/2016/NĐ-CP quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khí tượng thủy văn. Theo đó, có 7 loại công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục