Nhiều năm nay, tỉnh tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động sự vào cuộc của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị hỗ người nghèo tiếp cận, thụ hưởng các chương trình, dự án giảm nghèo bền vững (GNBV). Thông qua lồng ghép các nguồn lực, diện mạo nông thôn, đời sống người nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh từng bước cải thiện.
Xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn là địa bàn có hơn 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số và có 1 xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn. Chính sách dân tộc được triển khai đã góp phần giúp người dân trên địa bàn xã ổn định cuộc sống.
Xác định thực hiện công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, trong những năm qua, huyện Đà Bắc đã tranh thủ các nguồn lực và lồng ghép các chương trình, dự án, chính sách đầu tư hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo, ưu đãi giáo dục, tín dụng, đào tạo nghề, giải quyết việc làm... Từ đó từng bước tạo việc làm, ổn định đời sống người dân, góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững (GNBV).
Xã Mông Hóa (TP Hòa Bình) được thành lập trên cơ sở nhập toàn bộ xã Dân Hòa theo Nghị quyết số 830 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Địa bàn xã có 3 tuyến đường giao thông chạy qua, trong đó có 8 km quốc lộ 6, đường Hòa Lạc - Hòa Bình 2 km, 3 km tỉnh lộ 446 và tuyến đường liên kết vùng đang thực hiện các bước đầu tư xây dựng chạy qua địa bàn khoảng 7 km. Đây là điều kiện thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa và phát triển KT-XH của địa phương.
Đồng chí Bùi Văn Luân, Phó Chủ tịch UBND xã Ân Nghĩa (Lạc Sơn) cho biết: Trên địa bàn đang triển khai, thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững; phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Các chương trình đã tác động trực tiếp cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
(HBĐT) - Những năm qua, xã Ngọc Mỹ (Tân Lạc) tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để giảm nghèo bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo của xã giảm đáng kể, đời sống người dân được nâng cao, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Tiểu dự án 3 - Dự án 4: Hỗ trợ việc làm bền vững
(HBĐT) - Không khí lớp dạy nghề trồng nấm rơm mở tại xóm Nà Piềng, xã Nà Phòn (Mai Châu) vào những buổi thực hành luôn sôi nổi, hào hứng bởi sự có mặt đông đủ các thành viên. Chị Hà Thị Nhung, trưởng nhóm lớp nghề cho biết: Trước đây, thu hoạch lúa xong, người dân trong xóm thường đốt rơm mà không biết đã vô tình làm sản sinh ra khí nhà kính, gây ô nhiễm môi trường. Sau khi học nghề, chúng tôi được phổ biến kiến thức, hướng dẫn kỹ thuật, thực hành làm nấm theo quy trình ủ rơm rạ, cấy meso (cấy giống), chăm sóc, thu hái, bảo quản... Chúng tôi cũng mong muốn sau khóa học sẽ thuần thục các thao tác kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất, tận dụng nguồn rơm rạ tạo thành phẩm nấm rơm để chí ít là cải thiện bữa ăn trong gia đình. Với hộ làm nhiều có thể tạo ra hàng hóa tiêu thụ trên thị trường góp phần tăng thu nhập.
(HBĐT) - Ngọc Lâu là một trong ba xã vùng cao của huyện Lạc Sơn. Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, thời gian qua, xã triển khai thực hiện đồng bộ giải pháp, nhờ đó tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo giảm dần, đời sống của người dân từng bước được cải thiện.
(HBĐT) - Theo đồng chí Nguyễn Văn Đức, công chức LĐ-TB&XH xã Tự Do (Lạc Sơn), tỷ lệ hộ nghèo của xã là 37,99%, hộ cận nghèo 30,59%. Nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhận thức, hành động của người dân chuyển biến rõ rệt. Nhiều gia đình nghèo không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại mà tự lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương. Trong đó, điển hình là gia đình anh Bùi Việt Hùng và chị Bùi Thị Huyền ở xóm Mu Khướng.
(HBĐT) - Từ diện hộ cận nghèo, kinh tế của gia đình anh Bùi Văn Hiến ở xóm Yến Báy, xã Quyết Thắng (Lạc Sơn) cải thiện rõ rệt, có thể thoát nghèo theo chuẩn đa chiều về thu nhập và đạt mức sống khá trong thời gian tới.
(HBĐT) - Chứng kiến lễ bàn giao bò của Dự án chăn nuôi bò sinh sản thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Lạc Sơn vào trung tuần tháng 10 tại xã Ngọc Lâu cảm nhậnh niềm phấn khởi, hồi hộp của những hộ nghèo, cận nghèo các xóm khi được trao tay một gia sản lớn.
(HBĐT) - Xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) có đông đồng bào dân tộc Mường sinh sống, làng quê yên bình với 10 xóm, 1.502 hộ, gần 6.400 nhân khẩu. Những năm gần đây, xã thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, tạo đà cho nông nghiệp, nông thôn vùng trung tâm Mường Vó khởi sắc.
(HBĐT) - Xã Thạch Yên (Cao Phong) có 10 xóm, 1.162 hộ với 5.137 nhân khẩu. Thời gian qua, Đảng ủy, UBND xã chú trọng chỉ đạo công tác giảm nghèo, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, từng bước cải thiện đời sống người dân.
(HBĐT) - Những ngày trung tuần tháng 9, chúng tôi có dịp về thăm xã Bắc Phong (Cao Phong). Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự lãnh đạo của Đảng ủy, UBND xã và sự năng động của người dân trên địa bàn, bộ mặt nông thôn và đời sống của bà con đổi thay từng ngày. Đường giao thông được đầu tư khang trang, trồng hoa 2 bên tạo nên bức tranh nông thôn đầy màu sắc.
(HBĐT) - Hỗ trợ tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn… là những giải pháp trọng tâm được xã Phú Lai (Yên Thuỷ) chú trọng triển khai thực hiện thời gian qua nhằm nâng cao đời sống người dân, hướng tới giảm nghèo bền vững.