(HBĐT) - Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương (BCH T.Ư) Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa ký ban hành Quy định số 37-QĐ/TW, ngày 25/10/2021 về những điều đảng viên không được làm. Quy định này thay thế Quy định số 47-QĐ/TW (ngày 1/11/2011).


Quy định ban hành trên cơ sở đánh giá kết quả 10 năm thực hiện Quy định số 47. Theo đó, T.Ư nhận định, Quy định 47-QĐ/TW đã góp phần khắc phục những hạn chế yếu kém trong thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và việc giáo dục rèn luyện, tu dưỡng, phẩm chất, đạo đức, lối sống, trách nhiệm nêu gương của đảng viên; chấn chỉnh tác phong, lề lối làm việc, ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất, đạo đức, lối sống, những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ. Đồng thời quy định có căn cứ, cơ sở để xem xét, xử lý các vi phạm của cán bộ, đảng viên (CB, ĐV); tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của CB, ĐV; góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng. 

Tuy nhiên, quá trình thực hiện cho thấy, Quy định số 47-QĐ/TW đã bộc lộ một số nội dung hạn chế như chưa bao quát đầy đủ các nội dung không được làm, chưa theo kịp thực tiễn phát triển của đời sống xã hội và đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Một số nội dung chưa cập nhật, bổ sung kịp thời nhiều quy định mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy chuẩn về đạo đức, lối sống, có điểm không còn phù hợp nên khi áp dụng còn vướng mắc. Quy định còn có những nội dung trùng lặp, chưa thật logic, khó thực hiện khi áp dụng trong thực tiễn… Từ thực tiễn đó, tại Hội nghị T.Ư 4, khóa XIII vừa qua, T.Ư đã thống nhất ban hành Quy định mới về những điều đảng viên không được làm.
Tại Quy định số 37-QĐ/TW, T.Ư kế thừa cơ bản nội dung còn phù hợp, bổ sung một số nội dung đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới, theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII, XIII. Với mục đích ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa” trong nội bộ; tình trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, tha hóa quyền lực đã xảy ra trong một bộ phận đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo quản lý và người đứng đầu cấp ủy các cấp trong hoạt động công vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, có trách nhiệm và động cơ đúng đắn, luôn nêu cao tính tiền phong gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ…

Quy định mới tiếp thu, cập nhật chủ trương, quan điểm, nguyên tắc của Đảng trong các nghị quyết của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và các kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng chống tham nhũng, tiêu cực, về trách nhiệm nêu gương và chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan; những vấn đề mới từ thực tiễn, có tính điển hình, cốt lõi về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực để cụ thể hóa thành các quy định; phù hợp với vai trò lãnh đạo của Đảng và nhiệm vụ của đảng viên trong giai đoạn cách mạng mới. 

Quy định số 37-QĐ/TW giữ nguyên 19 điều. Trong đó, bổ sung, sửa đổi, làm rõ nội hàm, nội dung một số điều. 

Cụ thể, T.Ư bổ sung một số hành vi nghiêm cấm, trong đó, không được sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận giả, không hợp pháp; nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài trái quy định. 

Quy định mới nghiêm cấm các hành vi đe dọa, trù dập, trả thù người khiếu nại, tố cáo; không thực hiện các quy định của Đảng và pháp luật về bảo vệ người tố cáo, phê bình, góp ý; hành vi chạy chức chạy quyền, tham ô hay thờ ơ, vô cảm với các hành vi sai trái trong xã hội...

Trong quy định mới, T.Ư nhấn mạnh, đảng viên không được phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; không thực hiện trách nhiệm nêu gương; chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi; "tư duy nhiệm kỳ", đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh; độc đoán, chuyên quyền, quan liêu, xa rời quần chúng… 

Qua thực tế công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, T.Ư đã bổ sung nội dung cấm đảng viên "can thiệp, tác động vào hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, giải quyết khiếu nại, tố cáo để bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tác động, ép buộc, mua chuộc tổ chức, cá nhân để giảm trách nhiệm, hình phạt cho người khác".

Bên cạnh đó, Quy định mới nhấn mạnh đảng viên không được "lợi dụng chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung để thực hiện hoặc bao che hành vi vụ lợi, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước”.

Quy định mới được xác định có tính pháp quy cao, được xây dựng theo nhóm hành vi với các điều khoản chặt chẽ hơn, cụ thể hơn, rõ nội hàm, rõ hành vi, bảo đảm ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện và dễ kiểm tra, giám sát, xử lý kỷ luật khi đảng viên vi phạm.

Quy định số 37-QĐ/TW về những điều đảng viên không được làm có hiệu lực từ ngày 25/10/2021.



P.V (TH)

Các tin khác


Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục