(HBĐT) - Tại hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát (KT, GS) của Tỉnh ủy năm 2020, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã chỉ đạo: "Các cấp ủy, nhất là người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải thực hiện tốt công tác KT, GS, thi hành kỷ luật Đảng theo chức năng, nhiệm vụ; đồng thời tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị cấp dưới thực hiện tốt công tác KT, GS khắc phục ngay tình trạng "trên nóng, dưới lạnh”.
Tình trạng "trên nóng, dưới lạnh” được đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề cập đến đó là, trong thời gian qua, Tỉnh ủy đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thể chế hoá các nghị quyết của T.Ư, Chính phủ và Quốc hội, tập trung lãnh đạo đẩy mạnh phát triển KT-XH, đảm bảo QP-AN và công tác xây dựng Đảng; tổ chức nhiều đoàn công tác của BTV, Thường trực Tỉnh ủy làm việc với các ngành, địa phương để kiểm tra tình hình tổ chức triển khai nhiệm vụ, trên cơ sở đó ban hành nhiều quyết sách tập trung tháo gỡ khó khăn cho từng ngành, từng lĩnh vực, địa phương. Bên cạnh đó, Tỉnh uỷ, BTV Tỉnh ủy đã tập trung lãnh đạo đổi mới lề lối công tác, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhằm tăng tính chủ động, linh hoạt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo cho từng cấp ủy, tổ chức Đảng và chính quyền các cấp. Nhờ đó, bức tranh KT-XH tỉnh đã có nhiều điểm sáng, như tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tích cực; các tiềm năng, thế mạnh của tỉnh dần được "đánh thức” nhờ môi trường, chính sách thu hút đầu tư được cải thiện; hệ thống chính trị, đơn vị hành chính cấp huyện, xã được cải tiến, sắp xếp một bước đảm bảo yêu cầu tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, việc tiếp nhận, tổ chức thực hiện chỉ đạo của cấp ủy cấp trên ở một số cấp ủy, tổ chức Đảng, cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của tỉnh còn hạn chế. Các biểu hiện rõ nhất là sự thiếu quyết tâm, quyết liệt trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các chủ trương của Tỉnh uỷ; đó là tính bảo thủ, trì trệ, thói quen tuỳ tiện, chậm đổi mới phương pháp, cách thức làm việc thiếu hiệu quả, thiếu chuyên nghiệp trong đội ngũ cán bộ, công chức; chậm trễ trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong giải quyết các thủ tục hành chính đối với người dân, doanh nghiệp.
Tình trạng "dưới lạnh” còn là các biểu hiện chậm khắc phục những yếu kém trong quản lý đất đai, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường; tình trạng yếu kém trong quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị; tình trạng lãng phí, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính công, đầu tư công đang làm nóng dư luận, gây bức xúc trong Nhân dân; là tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm tiếp công dân, chậm giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, dẫn đến công dân khiếu nại, tố cáo vượt cấp, làm phức tạp tình hình và là nhân tố gây bất ổn về ANTT, an toàn xã hội.
Bàn về trách nhiệm. Về nguyên tắc, mỗi cán bộ, đảng viên đều phải chịu trách nhiệm cá nhân trước kỷ luật của Đảng, trước pháp luật của Nhà nước trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và đều bình đẳng trước pháp luật, kỷ luật của Đảng. Tuy nhiên, với vai trò lãnh đạo và thực hiện nguyên tắc "tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, để tình trạng "trên nóng, dưới lạnh” xảy ra ở đơn vị, địa phương, cơ quan tổ chức nào trước hết là trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, quản lý những nơi đó, trong đó không thể không nói tới trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, tổ chức Nhà nước được giao quản lý, lãnh đạo nhưng chưa làm tròn trọng trách được giao.
Khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh” không phải là chuyện dễ dàng, điều này đòi hỏi sự chuyển động vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó vai trò lãnh đạo của các cấp uỷ, tổ chức Đảng luôn là nhân tố quyết định. Trước hết, mỗi cấp uỷ, tổ chức Đảng cần tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Phát huy nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp uỷ, tổ chức Đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền; đổi mới tác phong, lề lối làm việc, năng lực thể chế hoá sự lãnh đạo của cấp uỷ cấp trên. Phát huy sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác KT, GS và kỷ luật của các cấp ủy, tổ chức Đảng, tập trung phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm; kiên quyết xử lý vi phạm không có vùng cấm, không có ngoại lệ và không bỏ lọt hành vi vi phạm dù nhỏ nhất mà không bị xử lý.
Tiếp tục đổi mới công tác đánh giá cán bộ, trong đó cần làm rõ cơ chế phát huy, giám sát, xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, tổ chức Nhà nước và các đoàn thể gắn với việc đánh giá, phân loại chất lượng và kế hoạch luân chuyển điều động, bổ nhiệm cán bộ, công chức hàng năm.
Phát huy vai trò giám sát của Nhân dân thông qua hoạt động của MTTQ và các đoàn thể Nhân dân, của các cơ quan dân cử địa phương và thông tin báo chí phản ánh những bất cập trong công tác lãnh đạo, quản lý, những hành vi tiêu cực, nhũng nhiễu của cán bộ, công chức, đảng viên.
Trở lại ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, khắc phục tình trạng "trên nóng, dưới lạnh” thực chất là lập lại kỷ cương, kỷ luật trong tổ chức, hoạt động và điều hành của cấp ủy, tổ chức Đảng và của các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp, rộng hơn là của cả hệ thống chính trị trong toàn tỉnh. Vì vậy, dù khó khăn nhưng là việc không thể không làm, vì đó là giải pháp mang tính quyết định sự thành bại trong tổ chức thực hiện các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, Đại hội XIII của Đảng của mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng nói chung và đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân nói riêng; Người đã đưa ra nhiều chỉ dẫn quan trọng về chống chủ nghĩa cá nhân. Trong bối cảnh mới, tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phòng, chống chủ nghĩa cá nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; để mỗi cán bộ, đảng viên tự soi, tự sửa, xứng đáng với niềm tin và sự kỳ vọng lớn lao của quần chúng nhân dân.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Việt Nam kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp yêu cầu của lịch sử.
Xây dựng "thế trận lòng dân” là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân, được vận dụng một cách linh hoạt trong thực tiễn cuộc sống. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định: "Ta làm hợp lòng dân thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại, nếu cái gì làm trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả”.
Trong cuộc đấu tranh để bảo vệ giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh-hệ thống tư tưởng mang ý nghĩa và giá trị thời đại, thì việc đẩy mạnh nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn là một trong những giải pháp quan trọng góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay. Vấn đề này luôn là cốt yếu nhằm thống nhất những nhận thức chưa đúng, đồng thời phản bác sự xuyên tạc nhằm hạ thấp, phủ nhận những giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh trong tình hình mới.
Chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế là chính sách nhất quán trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Những thành tựu to lớn trong hội nhập quốc tế nói riêng, trong công cuộc đổi mới của Việt Nam nói chung chính là những luận cứ xác đáng, hữu hiệu để bác bỏ luận điệu "Không thể có độc lập, tự chủ trong hội nhập quốc tế ở Việt Nam”.
(HBĐT) - Bước qua tháng 7 tri ân với hàng loạt hoạt động đền ơn - đáp nghĩa diễn ra khắp toàn tỉnh. Màu áo xanh tình nguyện học sinh, sinh viên (HSSV) ghi dấu trong nhiều hoạt động ý nghĩa như: tu sửa, dọn dẹp nghĩa trang liệt sỹ, thắp nến tri ân, giúp đỡ gia đình người có công, thăm hỏi thương bệnh binh… Những việc làm thiết thực này chính là cách làm sinh động, hiệu quả để giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho HSSV.