Thực tế cho thấy, việc để lọt những người không đủ đức, đủ tài, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực, tham nhũng vào cấp ủy, vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của một số bộ, ngành, địa phương và Trung ương đã gây ra những hậu quả tai hại, hệ lụy khôn lường, làm suy giảm uy tín của Đảng, tạo dư luận xấu trong xã hội, gây phương hại đến niềm tin của nhân dân. Do đó, vấn đề mấu chốt trong công tác nhân sự là kiên quyết không để lọt vào cấp ủy đảng các cấp những cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, lãng phí, tham nhũng, tiêu cực.


1.Công tác nhân sự đại hội đảng các cấplà công việc hệ trọng, đượcĐảng xác định là"then chốt” của "then chốt”, như Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định "có ý nghĩa quyết định đối với việc thực hiện thắng lợi các chủ trương, đường lối của Đảng để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”.

Nhìn lại các kỳ đại hội, công tác nhân sự luôn được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy các cấp đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo bằng những chủ trương, giải pháp toàn diện, đồng bộ, kiên quyết với yêu cầu ngày càng cao, phương pháp tiến hành ngày càng chặt chẽ, khoa học. Nhờ đó, đại hội đảng bộ các cấp đã lựa chọn được đội ngũ cấp ủy viên, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là cấp chiến lược, thực sự là lực lượng ưu tú, tinh hoa nhất của Đảng, có phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ, nhận thức đầy đủ, sâu sắc nghĩa vụ, trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, luôn đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc, của nhân dân lên trên hết, trước hết.

Tuy nhiên, thực tiễn vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm trong công tác nhân sự, dẫn đến việc để lọt những người không đủ đức, đủ tài, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực, tham nhũng vào cấp ủy, vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của một số bộ, ngành, địa phương và Trung ương. Trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, đã có những cán bộ, đảng viên vi phạm phải xử lý kỷ luật ở những mức độ khác nhau, trong đó có cấp ủy viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, có cả cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý. Thực trạng đó đã gây ra những hậu quả tai hại, hệ lụy khôn lường, làm suy giảm uy tín, thanh danh của Đảng, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp và sự phát triển của đất nước, tạo dư luận xấu trong xã hội, gây phương hại đến niềm tin của nhân dân, của cán bộ, đảng viên vào sự lãnh đạo của Đảng, tạo cớ để các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị lợi dụng, xuyên tạc, chống phá.

2.Tình hình trên đòi hỏi các cấp bộ đảng từ Trung ương đến cơ sở phải chú trọng làm thật tốt công tác nhân sự từ đại hội đảng bộ các cấp để góp phần chuẩn bị tốt nhân sự cho Đại hội XIV của Đảng. Đâylà nhiệm vụ hết sức nặng nề của cả hệ thống chính trị, trước hết là trọng trách của các cấp ủy, người đứng đầu, cơ quan tổ chức cán bộ và tiểu ban nhân sự đại hội.

Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14-4-2025 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảngnêu rõ, không để "bỏ sót" những người thật sự có đức, có tài; đồng thời,kiên quyết không để "lọt” vào cấp ủy khóa mới những người: Bản lĩnh chính trị không vững vàng, dao động,không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng; phẩm chất, đạo đức, năng lực, uy tín giảm sút, ý thức tổ chức kỷ luật kém, mất đoàn kết; né tránh, đùn đẩy, sợ trách nhiệm, không dám làm; có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, tư duy nhiệm kỳ, xu nịnh, chạy chọt, tham nhũng, tiêu cực, quan liêu, cục bộ, "lợi ích nhóm”, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến”, "tự chuyển hóa”...

3.Để thực hiện tốt các nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định, hướng dẫn của Trung ương về công tác nhân sự đại hội, trước hết cần đề cao trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu, cơ quan tổ chức cán bộ và tiểu ban nhân sự đại hội trong việc hiểu, đánh giá và giới thiệu đúng cán bộ.

Để hiểu rõ và đánh giá, giới thiệu đúng nhân sự đại hội, đòi hỏi cấp ủy, người đứng đầu, cơ quan tổ chức cán bộ và tiểu ban nhân sự đại hội phải sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó cần tiếp tục tăng cường tự phê bình và phê bình một cách thực sự, chân thành, thẳng thắn vì mục đích chung. Cần khắc phục triệt để tình trạng: Tự phê bình phần lớn chỉ nhấn mạnh ưu điểm, công lao, thành tích, nói đến khuyết điểm thì bao biện, đổ lỗi cho khách quan, cho tập thể. Khi phê bình thì né tránh, ngại va chạm, không thành thật, "nhẹ cùng nhẹ”, xuê xoa giữ đoàn kết hình thức, dung hòa mâu thuẫn, nhân nhượng lẫn nhau. Tập thể cấp ủy, cơ quan tổ chức cán bộ và người đứng đầu có trách nhiệm lắng nghe, tiếp thu, dũng cảm, thành thật tự phê bình và phê bình, không giấu giếm khuyết điểm của nhân sự đại hội, ghi thành nghị quyết, kết luận của tập thể cấp ủy, công khai, minh bạch. Thực tiễn cho thấy, chỉ có thông qua tự phê bình và phê bình thực sự, chân thành, thẳng thắn mới giúp cấp ủy, người đứng đầu và cơ quan chức năng hiểu rõ cán bộ, đánh giá chính xác cán bộ và giới thiệu đúng nhân sự đại hội.

Giải pháp rất quan trọng là phải xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí cấp ủy viên cụ thể, rõ ràng để xem xét, kết luận mức độ đáp ứng của từng cán bộ làm cơ sở giới thiệu nhân sự đại hội đảng các cấp một cách công tâm, khách quan, công khai, minh bạch. Phải xác định rõ những tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể mang tính định lượng làm căn cứ để xem xét, so sánh, kết luận mức độ đáp ứng của nhân sự cán bộ được giới thiệu. Căn cứ vào tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể, cấp ủy, người đứng đầu và cơ quan tổ chức cán bộ cần xem xét toàn diện, cả quá khứ, hiện tại và hướng phát triển, lịch sử gia đình, bản thân và quan hệ xã hội; thực hiện đầy đủ, chặt chẽ các khâu, các bước, tiếp nhận thông tin từ nhiều kênh, nhiều hướng để đối chiếu, so sánh, khẳng định mức độ đáp ứng tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực công tác cũng như các tiêu chí khác về tuổi đời, thời gian công tác, trình độ đào tạo... và những hạn chế, khuyết điểm của từng nhân sự cán bộ. Làm được như vậy sẽ phát hiện và loại bỏ được những cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, hạn chế về năng lực, nhất là những cán bộ tham nhũng, biến chất, tham vọng quyền lực khi giới thiệu bầu vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.

Bên cạnh đó, cần dựa vào dân, có cơ chế động viên và phát huy vai trò của nhân dân tham gia tích cực vào công tác nhân sự đại hội đảng các cấp.Đảng ta là đảng cầm quyền, lãnh đạo mọi mặt đời sống xã hội, do đó, công việc của Đảng cũng chính là công việc của dân. Việc nhân dân tham gia ý kiến vào công tác nhân sự của Đảng là đương nhiên, cần làm. Thực tiễn khẳng định, dựa vào nhân dân, lắng nghe ý kiến đóng góp, thông tin nhân dân cung cấp giúp cấp ủy, người đứng đầu, cơ quan tổ chức cán bộ hiểu rõ cán bộ, tìm được cán bộ có đức, có tài để trọng dụng; đồng thời, phát hiện được cán bộ thoái hóa biến chất, tham nhũng, tiêu cực để loại bỏ ra khỏi đội ngũ.

Các cấp ủy, người đứng đầu và cơ quan tổ chức cán bộ cần bằng nhiều phương cách cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin nhân sự cán bộ và cách thức tham gia ý kiến của nhân dân. Cần có cơ chế khuyến khích nhân dân tham gia công tác nhân sự, nhất là có quy chế cung cấp thông tin về cán bộ, người thân của cán bộ tham nhũng, tiêu cực, thoái hóa biến chất. Đồng thời, cần có cơ chế và những biện pháp đủ mạnh để bảo vệ quần chúng nhân dân dũng cảm cung cấp thông tin về cán bộ tham nhũng, tiêu cực, thoái hóa biến chất đang cố tình che giấu, tránh sự phát hiện của tổ chức.

Trong tình hình hiện nay, cần tăng cường kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, công tác nhân sự đại hội đảng các cấp, kiên quyết đấu tranh và xử lý nghiêm mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền.Tập trung làm tốt công tác giáo dục chính trị, định hướng tư tưởng, tạo sự chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu, cơ quan tổ chức cán bộ, mọi cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng đặc biệt của công tác nhân sự đại hội, của việc lựa chọn những người đủ đức, đủ tài và loại bỏ những cán bộ thoái hóa biến chất, tham nhũng, tiêu cực khỏi cơ quan lãnh đạo các cấp-một trong những điều kiện tiên quyết xây dựng Đảng thật sự trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ.

Cần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện công tác nhân sự đại hội theo hướng vừa mở rộng dân chủ, vừa tăng trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu trong công tác nhân sự, tôn trọng ứng cử và đề cử của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, của cán bộ, đảng viên và ý kiến của nhân dân. Đó cũng là cách để đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia giám sát quyền lực trong công tác nhân sự đại hội đảng các cấp. Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy chế, quy định, quy trình, các khâu, các bước tiến hành, xác định rõ phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của cấp ủy, cơ quan tổ chức cán bộ, tiểu ban nhân sự đại hội, người đứng đầu, các tổ chức, lực lượng có liên quan trong công tác nhân sự và cơ chế, nguyên tắc hoạt động làm cơ sở pháp lý để kiểm soát thực thi quyền lực được giao. Kiên quyết đấu tranh và xử lý mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp... để được cất nhắc, lựa chọn, bố trí, bổ nhiệm chức vụ cán bộ, hợp thức hóa diện được giới thiệu nguồn nhân sự đại hội theo đúng kỷ luật của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Cấp ủy, người đứng đầu, cơ quan tổ chức cán bộ, tiểu ban nhân sự phải thực sự làm nòng cốt trong kiểm soát quyền lực trong công tác nhân sự đại hội. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng. Cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủ chốt, phải đề cao trách nhiệm nêu gương, nêu cao đức tính cần, kiệm, liêm, chính, kiên quyết khắc phục mọi biểu hiện độc đoán, gia trưởng, lạm quyền, nể nang, thấy đúng không dám bảo vệ, thấy sai không dám đấu tranh. Các cấp ủy, tổ chức đảng phải tập trung lãnh đạo và làm nòng cốt trong kiểm soát quyền lực, thực hành dân chủ rộng rãi và phát huy vai trò các tổ chức, các lực lượng tham gia kiểm soát quyền lực trong công tác nhân sự đại hội đảng các cấp, phải bảo đảm lựa chọn và giới thiệu được những cán bộ thật sự ưu tú để bầu vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng.


Theo Quandoinhandan

Các tin khác


Sinh hoạt chuyên đề “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trước thềm đại hội Đảng các cấp”

Ngày 23/4, Ban CHQS thành phố Hòa Bình đã tổ chức hội nghị sinh hoạt chuyên đề "Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trước thềm đại hội Đảng các cấp" và bàn biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục, quản lý, ý thức cháp hành pháp luật trong lực lượng vũ trang (LLVT) thành phố.

Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 2: Các cứ liệu lịch sử khẳng định bản chất cuộc kháng chiến

Để phản bác và làm thất bại âm mưu, luận điệu nham hiểm của các thế lực phản động, cơ hội chính trị xuyên tạc bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta, phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp. Trước hết cần dựa vào các cứ liệu lịch sử để khẳng định chính đế quốc Mỹ đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam kéo dài trong suốt 30 năm (1945-1975) và trải qua nhiều giai đoạn...

Phản bác luận điệu xuyên tạc chiến thắng vĩ đại của Việt Nam - Bài 1: Từ bài học sụp đổ Liên Xô đến chiến lược chống phá Việt Nam

Năm 2025, Việt Nam long trọng kỷ niệm 50 năm chiến thắng vĩ đại trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975-mốc son chói lọi đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta kết thúc thắng lợi và thực hiện trọn vẹn tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh "đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào", giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong khi đó, các thế lực phản động và cơ hội chính trị tăng cường các hoạt động tuyên truyền, chống phá. Chúng tung ra luận điệu xuyên tạc bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta, thậm chí chúng cho rằng: "Mỹ không hề xâm lược Việt Nam”!?... Những luận điệu, thủ đoạn nguy hiểm này phải được vạch trần, phản bác.

Bằng chứng khoa học và thực tiễn phủ nhận luận điệu xuyên tạc về thời đại ngày nay

Xác định đúng tính chất thời đại là nhiệm vụ hệ trọng nhằm giúp các quốc gia, dân tộc lựa chọn được hướng đi thuận chiều lịch sử. V.I.Lenin từng khẳng định: Khi và chỉ khi hiểu đúng về thời đại, chúng ta mới có thể định ra đúng đắn sách lược của chúng ta. "Thời đại ngày nay”, "thời đại hiện nay”, "thời đại mới”, "thời đại chúng ta” là những khái niệm đồng nghĩa, có phạm vi thời gian từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 đến nay.

Thắp sáng vai trò người có uy tín trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có 1.342 người có uy tín (NCUT). Những năm qua, NCUT đã phát huy tốt vai trò trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng (BVNTTTCĐ), đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch. Họ là hạt nhân, nêu gương sáng không quản ngại khó khăn, đi từng ngõ, gõ từng nhà. Họ đóng vai trò quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào tham gia, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước; chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác dân tộc, chính sách dân tộc và đại đoàn kết dân tộc.

Đề cao sức mạnh văn hóa tinh thần, tăng "đề kháng", ngăn ngừa suy thoái về tư tưởng chính trị: Bài 3 - Chung tay xây dựng “sức mạnh mềm” của dân tộc

Văn hóa tinh thần có vai trò vô cùng quan trọng với mỗi quốc gia, dân tộc và được ví như "sức mạnh mềm” trong thời kỳ phát triển cạnh tranh gay gắt. Nó giúp xác định, duy trì các giá trị, niềm tin, quy tắc đạo đức, pháp luật. Nó giúp thúc đẩy con người thay đổi ý thức, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy các giá trị tích cực, hình thành tư duy, nuôi dưỡng tâm hồn trong sáng, xây dựng nhân cách, biết tôn trọng người khác, phát triển kỹ năng giao tiếp và nhân cách toàn diện. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì nếu xây dựng được nền tảng văn hóa tinh thần vững chắc và phong phú, giàu nhân văn, nhân ái sẽ tạo ra môi trường để con người, xã hội thể hiện bản thân, khám phá ý tưởng mới và phát triển các hình thức nghệ thuật, văn hóa mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục