Do đồng chí Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh trình bày

 

Kính thưa các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh;

 

Kính thưa các vị đại biểu, thưa cử tri và nhân dân các dân tộc trong tỉnh!

 

Những ngày đầu năm 2013 này – năm bản lề thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội lần thứ XV của tỉnh, cùng các nhiệm vụ chính trị quan trọng khác HĐND tỉnh đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn thể để triển khai việc lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Hôm nay, Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức kỳ họp thứ 5 (chuyên đề) tổ chức lấy ý kiến của các vị đại biểu góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

 

Toàn cảnh Kỳ họp.

 

Thay mặt Chủ tọa kỳ họp, tôi nhiệt liệt chào mừng đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy; các vị đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Hòa bình, các vị đại biểu HĐND tỉnh và tòan thể các vị đại biểu đã về dự kỳ họp. Xin chúc các vị đại biểu và các đồng chí mạnh khẻ, hạnh phúc; Chúc kỳ họp thành công tốt đẹp.

 

Thưa các vị đại biểu!

 

Hiến pháp là văn bản chính trị - pháp lý, là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước. Hiến pháp phản ảnh ý chí, lợi ích của toàn dân tộc. Thông qua Hiến pháp, tư tưởng quyền lực thuộc về nhân dân được khẳng định; nhân dân trao quyền cho cơ quan Nhà nước, bảo đảm tích hợp pháp cao nhất của việc thực hiện quyền lực Nhà nước. Ở nước ta, từ khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời đến nay, chúng ta đã có 4 Hiến pháp, Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992. Các Hiến pháp đã góp phần quan trọng tạo nền tảng vững chắc cho sự ổn định và phát triển. Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991, Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng cho việc thực hiện công cuộc đổi mới đất nước. Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992 với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử; đến nay, chúng ta cần tiếp tục sửa đổi Hiến pháp cho phù hợp với tình hình mới của đất nước trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi sâu sắc; phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững, xây dựng nước cộng hòa Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

 

Thưa các vị đại biểu!

 

Nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, một công việc hệ trọng của quốc gia. Trong lịch sử lập hiến của nước ta, việc xây dựng, ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp đều tiến hành tổ chức lấy ý kiến nhân dân. Điều này trước hết xuất phát từ tư tưởng Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do dân, vì nhân dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Hiến pháp cần thực hiện ý chí, nguyện vọng của toàn thể nhân dân. Việc lấy ý kiến nhân dân nhằm tập hợp trí tuệ sâu rộng trong toàn dân; góp phần làm cho Hiến pháp phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân.

 

Hội đồng nhân dân – Cơ quan quền lực Nhà nước ở địa phương, có vai trò và trách nhiệm quan trọng trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Hiến pháp; là cách thức dân chủ, thể hiện quyền và vai trò làm chủ của nhân dân đối với vấn đề quốc gia đại sự; tạo điều kiện người dân có thể thể hiện quan điểm, chính kiến về toàn bộ bản Hiến pháp nói chung cũng như đối với từng điều khoản cụ thể của Hiến pháp. Đây là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý quan trọng, có tác dụng giáo dục, phổ biến, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, nâng cao nhận thức và trách nhiệm đối với việc xây dựng Hiến pháp, tôn trọng thi hành Hiến pháp. Đây là công việc hệ trọng của Quốc gia, cần sự tham gia rộng khắp, thực chất của nhân dân. Do đó, cần phải triển khai đồng bộ, khoa học, hiệu quả, nhất là công tác giáo dục, truyền thông đóng vai trò quan trọng, công tác tổ chức thực hiện có ý nghĩa quyết định, nhằm thu hút đông đảo sự tham gia của nhân dân, làm cho nhân dân hiểu và đóng góp ý kiến có ý nghĩa thực chất, quá trình này phải được tiến hành thận trọng, khoa học, công khai, dan chủ. Ddawccj biệt, ý kiến của nhân dân phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác; nâng cao chất lượng dự thảo sử đổi Hiến pháp năm 1992.

 

Kính thưa các vị đại biểu, thưa các đồng chí!

 

Tại kỳ hợp này, Hội dồng nhân dan tỉnh sẽ tổ chức quán triệt và triển khai Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị của Tỉnh ủy, Kế hoạch của Thường trực HĐND tỉnh về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sử dổi Hiến pháp năm 1992. Các vị đại biểu HĐND tỉnh và đại biểu tham dự kỳ họp tiến hành thảo luận và tham gia đóng góp ý kiến vào bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.

 

Với thời gian làm việc trong một buổi sáng, khối lượng cộng việc nhiều, nội dưng cần nghiên cứu và thảo luận là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 – Đạo luật cơ bản; văn bản pháp lý quan trọng nhất của Quốc gia, chứa đựng rất nhiều nội dung quan trọng. Đòi hỏi các vị đại biểu nếu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, tích cực thảo luận, đóng góp nhiều ý kiến xác đáng, có chất lượng vào Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp năm 1992.

 

Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Kỳ họp thứ 5 (chuyên đề) Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XV.

 

 

 

 

 

Các tin khác


Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục