Về ủy ban Thường vụ Quốc hội: Hiến pháp làm rõ hơn thẩm quyền của UBTVQH với tư cách là cơ quan thường trực của QH (Điều 73); chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của QH (khoản 5, Điều 74). Bổ sung thẩm quyền của UBTVQH quyết định việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư (khoản 8, Điều 74). Việc điều chỉnh địa giới các đơn vị hành chính là vấn đề quan trọng không chỉ liên quan đến vấn đề tổ chức bộ máy, nhân lực, tài chính, đặc biệt là phải bảo đảm thể hiện được ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương. Do đó, vấn đề này phải được QH - cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân quyết định. Do hoạt đặc thù QH nước ta hoạt động không thường xuyên, khối lượng công việc trong các kỳ họp là khá lớn nên Hiến pháp giao thẩm quyền này cho UBTVQH - cơ quan thường trực, hoạt động thường xuyên của QH là hợp lý; bổ sung thẩm quyền đề nghị QH bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch nước, Chủ tịch QH, Phó Chủ tịch QH, UVUBTVQH, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm UB của QH, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử quốc gia, Tổng Kiểm toán Nhà nước (khoản 6, Điều 74); bổ sung thẩm quyền phê chuẩn để nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (khoản 12, Điều 74). Bởi vì, vị trí đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ta ở nước ngoài nên việc quy định UBTVQH phê chuẩn để Chủ tịch nước bổ nhiệm, cử, triệu hồi đại sứ là cần thiết. Quy định này cũng là sự kế thừa các quy định của Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 1980 và cũng phù hợp với thông lệ quốc tế.

Về Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội: xuất phát từ tính chất hoạt động của QH  và các cơ quan của QH cũng như yêu cầu của công tác cán bộ của nước ta, Hiến pháp quy định theo hướng QH bầu Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm ủy ban; còn Phó Chủ tịch Hội đồng và ủy viên Hội đồng, Phó Chủ nhiệm UB và ủy viên UB do UBTVQH phê chuẩn (Điều 75, 76). Đồng thời, Hiến pháp quy định rõ hơn về quyền yêu cầu cung cấp thông tin và bổ sung quyền yêu cầu giải trình của Hội đồng Dân tộc, các ủy ban của QH (Điều 77).

 

Về đại biểu Quốc hội: Hiến pháp tiếp tục quy định  vai trò, vị trí của đại biểu QH là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước; đồng thời, khẳng định đại biểu QH có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đại biểu và bổ sung quy định đại biểu QH có quyền tham gia làm thành viên của Hội đồng Dân tộc hoặc ủy ban của QH.

 

 

(Còn nữa)

 

 

                                                                          PBĐ-TL (TH)

 

 

 

Các tin khác


Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Kiên quyết bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trong khi toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đang sôi nổi chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ở một số trang báo, trang mạng phản động, các thế lực thù địch lại ra sức chống phá, xuyên tạc, bóp méo Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.

Ổn định chính trị - Vốn quý để phát triển đất nước

Đối với đất nước ta, ổn định chính trị là tài sản vô giá. Điều này đã được minh chứng qua kết quả của gần 40 năm đổi mới, ổn định chính trị là nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế đất nước, mang lại cuộc sống bình yên cho nhân dân.

Trị bệnh giáo điều của cán bộ, đảng viên ở cơ sở

Cán bộ, đảng viên là hạt nhân xây dựng tổ chức cơ sở đảng, là cầu nối giữa Ðảng với nhân dân; thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.

Sáng ngời tâm thế, bản lĩnh, bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh

Sáng 25/4, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954 - 21/7/2024).

Cảnh giác trước những luận điệu giả danh phản biện xã hội

Phản biện xã hội là một hình thức thể hiện tự do ngôn luận, bày tỏ ý kiến một cách có cơ sở khoa học nhằm thực hiện quyền dân chủ và ý thức trách nhiệm của công dân. Ở Việt Nam, phản biện xã hội ngày càng được mở rộng nhằm thúc đẩy việc xây dựng nhà nước pháp quyền và quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội, cũng như phát huy trí tuệ cộng đồng. Tuy nhiên một số tổ chức, cá nhân đã và đang lợi dụng quyền này để xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước gây bức xúc dư luận, đòi hỏi cần phải kịp thời vạch trần và lên án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục