Nửa chặng đường của năm 2023 vừa đi qua cũng là đến thời điểm Chính phủ giao các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024.

Một góc đô thị Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay. (Ảnh: THẾ ANH)

Một góc đô thị Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay. (Ảnh: THẾ ANH)

Theo các dự báo đưa ra trước đây, kinh tế Việt Nam tăng trưởng khoảng 6,5% năm 2023 và sẽ đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn trong năm 2024. Tuy nhiên nửa đầu năm nay, nền kinh tế đối diện với nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp hơn kịch bản điều hành, gây áp lực rất lớn cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng cả năm. Các chuyên gia kinh tế cảnh báo Việt Nam không phải đang đối mặt với cú sốc ngắn hạn để có thể sớm vượt qua và quay trở lại đà tăng trưởng cao.

Thay vào đó, những khó khăn đến từ cả bên trong và bên ngoài cộng hưởng đến tình hình trong nước có thể còn gây ra những tác động bất lợi cho sự vận hành của nền kinh tế trong nhiều năm tới. Các báo cáo của nhiều bộ, ngành cũng cho thấy nền kinh tế đối mặt với ngày càng nhiều khó khăn, thách thức, làm gia tăng áp lực cho công tác điều hành vĩ mô. Khối lượng công việc xử lý ngày càng nhiều và nặng nề hơn khi vừa giải quyết những nhiệm vụ thường xuyên tăng lên, vừa phải tiếp tục xử lý những khó khăn, bất cập trong nội tại nền kinh tế đã tồn đọng, tích tụ nhiều năm trong khi vẫn phải ứng phó với các vấn đề bất ngờ phát sinh.

Hơn nữa, rủi ro trong năm 2024 sẽ không chỉ là khủng hoảng kinh tế toàn cầu hay tình trạng doanh nghiệp phá sản tăng cao, gia tăng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng, mà còn có thể đến từ việc triển khai thiếu hiệu quả các biện pháp hỗ trợ, cải cách kinh tế.

Bên cạnh đó, các điểm nghẽn như tình trạng thiếu điện làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân; chậm hoàn thuế; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia chững lại… nếu không có giải pháp tháo gỡ cũng sẽ trở thành lực cản cho sự phục hồi kinh tế vốn đang gặp rất nhiều thách thức.

Đáng lưu ý, trong thời điểm này doanh nghiệp sẽ nhìn vào tín hiệu từ kinh tế vĩ mô để cân nhắc, quyết định kế hoạch đầu tư, sản xuất, kinh doanh cho năm tới. Trong bối cảnh đó, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2024 phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình, kết quả phát triển kinh tế-xã hội sáu tháng đầu năm, dự báo tình hình cả năm 2023; từ đó xác định mục tiêu phát triển của kế hoạch phù hợp.

Năm 2024 là năm bứt phá để hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2021-2025 trong bối cảnh nền kinh tế phải chịu tác động nặng nề từ hậu quả của đại dịch Covid-19. Các mục tiêu, định hướng và giải pháp đề ra phải mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả hơn, bảo đảm tính khả thi, đồng bộ, phù hợp khả năng thực hiện của các bộ, ngành, địa phương, gắn với khả năng cân đối, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm quyết tâm vượt khó, tạo ra chuyển biến mạnh mẽ, thực chất.

Theo báo Nhân Dân

Các tin khác


Đồng hành cùng doanh nghiệp, tạo sức bật cho phát triển

Phát biểu tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư, hợp tác xã Xuân Giáp Thìn, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Khánh khẳng định: "Với phương châm chính quyền đồng hành cùng DN, Hòa Bình luôn xác định thành công của DN cũng là thành công của tỉnh; khó khăn, vướng mắc của các DN là trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp”. Phương châm đó được thực hiện xuyên suốt, hiệu quả, tạo nên dấu ấn trong quá trình phát triển của tỉnh và cộng đồng DN trong tỉnh.

Huyện Yên Thủy lan tỏa phong trào xây dựng vườn mẫu

Với sự hỗ trợ của huyện và sự vào cuộc của các phòng, ban, ngành, người dân…, thời gian qua, huyện Yên Thủy đã triển khai có hiệu quả Đề án hỗ trợ xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu và vườn mẫu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Yên Thủy, giai đoạn 2021 - 2025. Huyện tích cực vận động, hỗ trợ người dân cải tạo vườn tạp, hình thành những mô hình vườn mẫu cho hiệu quả kinh tế cao.

Những người thực hiện hoài bão đưa nông sản “xuất ngoại”

Với lợi thế sẵn có về khí hậu, đất đai, nông sản phong phú, nhiều tiềm năng... ngành nông nghiệp tỉnh đã và đang nỗ lực thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, HTX đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp chế biến, từng bước khẳng định vị thế một số nông sản đặc trưng địa phương trên thị trường quốc tế. Trong đó, tín hiệu tích cực trong xuất khẩu nông sản những năm gần đây có sự đóng góp không nhỏ của những người "nặng lòng” với nông nghiệp địa phương.

Đất thức Kim Bôi

Chúng tôi cảm nhận rõ nét sự thay đổi trong tư duy, nhận thức, cách làm, trong diện mạo vùng đất Kim Bôi thời điểm cán bộ và nhân dân nỗ lực thi đua lập thành tích chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày Quốc tế Lao động. Cấp ủy, chính quyền đổi mới và nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, tập trung chỉ đạo những nhiệm vụ chính trị, trọng tâm đột phá. Kim Bôi đã định hình được hướng phát triển, chú trọng cải thiện môi trường đầu tư, hỗ trợ các dự án đầu tư vào lĩnh vực đô thị, du lịch, dịch vụ, khai thác tiềm năng nguồn nước khoáng, cảnh quan thiên nhiên.

Cao Phong - miền quê trù phú, giàu bản sắc

Cao Phong nổi tiếng với đặc sản mía, cam, bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của các dân tộc anh em. Miền quê trù phú, giàu bản sắc đang trên đà phát triển, khẳng định thế mạnh và hướng đi đúng đắn trong phát triển KT-XH.

Thành phố Hòa Bình bắt nhịp đà tăng trưởng

Thành phố Hòa Bình đã và đang có những đổi thay mạnh mẽ về hệ thống hạ tầng, phát triển đô thị, tạo ra sức sống, diện mạo mới và đảm đương tốt vị trí đầu tàu về KT-XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục