Bộ Tài chính vừa hoàn thiện Ðề án Chính sách hỗ trợ bình ổn giá thị trường lúa, gạo trong nước trình Chính phủ xem xét ban hành trong quý I-2010, nhằm trợ giúp người trồng lúa bù đắp chi phí sản xuất khi giá thị trường hạ xuống thấp hơn chi phí sản xuất để nông dân có lãi; đồng thời bảo đảm an ninh lương thực.

Theo đó, cơ chế, chính sách hỗ trợ sẽ thực hiện ở cả "đầu vào" và "đầu ra" cho sản xuất thông qua các giải pháp: Nhà nước hỗ trợ lãi suất vay vốn cho người sản xuất lúa để mua vật tư đầu vào như: Giống lúa, phân bón, thuốc trừ sâu... và hỗ trợ doanh nghiệp mua lúa tạm trữ. Thực hiện được cơ chế này, Nhà nước thành lập quỹ bình ổn giá thóc, gạo và cho phép doanh nghiệp mua khối lượng thóc tạm trữ được sử dụng Quỹ bình ổn giá để trực tiếp bù đắp phần chênh lệch giữa giá thị trường và giá sàn định hướng. Theo tính toán, quỹ bình ổn này chi ra khoảng 1.000 tỷ đồng mỗi năm thì mới bảo đảm yêu cầu hỗ trợ cả nông dân và doanh nghiệp. Nguồn thu của quỹ là một phần lợi nhuận trước thuế của lượng gạo xuất khẩu của tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu gạo.


 

Ðể người sản xuất thật sự được thụ hưởng chính sách này thì điều kiện tiên quyết là doanh nghiệp phải mua lúa trực tiếp từ nông dân. Ðiều này không dễ thực hiện ngay bởi hiện nay, việc thu mua tại nhà người sản xuất chỉ đạt 20%, còn lại 80% vẫn qua trung gian, nên tình trạng nông dân bị ép giá vẫn phổ biến. Vì vậy, các doanh nghiệp phải công bố hai loại giá ở hai địa điểm mua khác nhau, gắn với tiêu chuẩn chất lượng của lúa để người sản xuất lựa chọn nơi bán hàng hóa của mình thuận lợi nhất.


 

Tuy nhiên, cùng với chính sách hỗ trợ như vậy, để ổn định thị trường lúa, gạo trong nước, cần thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ khác để bảo đảm tính bền vững như: Giúp nông dân áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật, đầu tư hợp lý để có lãi ngay cả khi giá lúa, gạo trên thị trường xuống thấp. Hiệp hội lương thực và các cơ quan chức năng cần cung cấp thông tin đầy đủ về thị trường cho nông dân, giúp họ xem xét "mua gì, bán gì", ở đâu có lợi nhất... Về phía doanh nghiệp, cần sắp xếp hệ thống thu mua lúa của người sản xuất và đẩy nhanh tiến độ xây kho tạm trữ lúa để chế biến gạo xuất khẩu, tạm trữ cho đến khi xuất khẩu hết số lúa hàng hóa, không để xảy ra tình trạng mà người nông dân thường gặp là mất mùa được giá, còn được mùa thì rớt giá.


 

Trong điều kiện thị trường lúa, gạo luôn có những biến động thì chính sách trợ giúp người sản xuất và lập quỹ bình ổn giá lúa, gạo là cần thiết nhằm giúp người nông dân yên tâm sản xuất, doanh nghiệp yên tâm thu mua. Từ đó, nâng cao giá trị hạt gạo Việt Nam và tăng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chủ lực này, bảo đảm nhiều mục tiêu, cả ngắn hạn và dài hạn.
 
                                                                    Theo Báo Nhandan


 

Các tin khác


Bảo vệ cây trồng vụ xuân trước thời tiết diễn biến cực đoan

Theo dự báo, thời điểm giao mùa, các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như giông, lốc, sét, mưa đá có thể ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các đối tượng, dịch bệnh phát sinh, gây hại trên cây trồng. Để bảo vệ diện tích lúa và cây trồng vụ xuân, ngành nông nghiệp và các đơn vị chuyên môn tích cực rà soát các địa bàn có nguy cơ xảy ra thiên tai ảnh hưởng tới sản xuất, đẩy mạnh tuyên truyền, đồng hành với nông dân, bám sát đồng ruộng để kịp thời kiểm soát sâu, bệnh gây hại, xử lý và khắc phục các tổn thất khi có tình huống xảy ra.

Xuất khẩu giày dép khởi sắc, nhưng vẫn đối mặt nhiều nỗi lo

Đơn hàng xuất khẩu giày dép đang dần hồi phục, tuy nhiên, ngành xuất khẩu đứng thứ 2 kim ngạch thế giới của Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn.

Sáng 6/5, giá vàng SJC vượt 86 triệu đồng/lượng

Sáng 6/5, trong khi Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC vượt mốc 86 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra thì các công ty vàng bạc khác giá vàng cũng gần chạm mốc này.

Xã Xuân Thủy dồn sức về đích nông thôn mới

Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Xuân Thủy, huyện Kim Bôi hoàn thành được 12/19 tiêu chí. Trong năm 2024, xã phấn đấu hoàn thành 7 tiêu chí về giao thông, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, nghèo đa chiều, lao động việc làm, y tế, môi trường và an toàn thực phẩm, quốc phòng - an ninh.

Đánh thức tiềm năng vùng đất “chén vàng”

Đồng chí Trần Tuấn Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Huyện Kim Bôi đã hoàn thành được đồ án Quy hoạch vùng huyện đến năm 2040; lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng 14 xã; 3 đồ án quy hoạch phân khu; 9 đồ án quy hoạch chi tiết các điểm dân cư nông thôn. Huyện cũng tích cực triển khai khoảng 25 đồ án quy hoạch khác làm cơ sở để quản lý xây dựng, thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển và huy động các nguồn lực, đảm bảo phát triển trong dài hạn.

Bộ Tài chính thúc 6 địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Theo báo cáo, tỷ lệ giải ngân của 6 địa phương này cơ bản thấp hơn tỷ lệ giải ngân bình quân chung của cả nước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục