Chuyên gia kinh tế hàng đầu châu Âu cho rằng nền kinh tế bị chia rẽ sẽ tác động nghiêm trọng đến sự ổn định tài chính và thương mại toàn cầu.


Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde. Ảnh: AFP/TTXVN

Hãng RT dẫn lời Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cảnh báo rằng căng thẳng địa chính trị ngày càng gia tăng có thể đẩy nhanh quá trình phi toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới. Đáng chú ý, những tác động của tình trạng trên có thể ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả mọi người.

Theo bà Lagarde, châu Âu đang ở thời điểm quan trọng và phải đối mặt với một loạt thách thức chung, trong đó có mất cân bằng toàn cầu hóa, nhân khẩu học và vấn đề khử cacbon.

Phát biểu tại Đại hội Ngân hàng châu Âu ngày 17/11, bà Lagarde nói rằng ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy nền kinh tế toàn cầu đang phân mảnh thành các khối cạnh tranh.

Tập trung vào châu Âu, người đứng đầu ECB chỉ ra yếu tố dân số trong độ tuổi lao động sụt giảm liên tục, dự kiến bắt đầu sớm nhất là vào năm 2025.

"Khi các rào cản thương mại mới xuất hiện, chúng ta sẽ cần đánh giá lại chuỗi cung ứng và đầu tư vào những chuỗi cung ứng mới an toàn hơn, hiệu quả hơn và gần hơn. Khi xã hội của chúng ta già đi, chúng ta sẽ cần triển khai các công nghệ mới để có thể tạo ra sản lượng lớn hơn với ít công nhân hơn”, bà nhấn mạnh. 

Chủ tịch ECB cũng lưu ý về việc các chính phủ có mức nợ cao nhất kể từ Thế chiến thứ hai và nguồn tài trợ phục hồi của châu Âu sẽ kết thúc vào năm 2026. 

Trước đó, ECB đã cảnh báo về nền kinh tế toàn cầu đang trải qua thời kỳ "chuyển đổi”. Theo ECB, một thế giới bị phân mảnh sẽ đồng nghĩa với môi trường lạm phát cao hơn và tình trạng tài chính bất ổn.

Theo Báo Tin tức

Các tin khác


Bầu cử Mỹ 2024: Ứng cử viên Donald Trump gia tăng ưu thế tại các bang chiến địa

Ngày 14/5, kết quả các cuộc thăm dò dư luận cho thấy ông Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa tiếp tục gia tăng ưu thế tại hầu hết các bang "chiến địa" quan trọng trước đương kim Tổng thống Joe Biden của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm nay.

Hàng chục nghìn người cao tuổi Nhật Bản qua đời trong cô độc mỗi năm

Ước tính mỗi năm có khoảng 68.000 người trên 65 tuổi ở Nhật Bản qua đời trong cô độc tại nhà, mà không có bất kỳ người nào bên cạnh trong phút lâm chung. Thông tin trên được Cảnh sát Nhật Bản đưa ra ngày 14/5.

Tiến tới chấm dứt các phương thức nấu ăn gây hại cho sức khỏe con người, khí hậu

Ngày 14/5, đại diện của 50 quốc gia sẽ nhóm họp tại Pháp để thảo luận về thực trạng thiếu khả năng tiếp cận các phương pháp nấu ăn sạch trên toàn thế giới vốn là nguyên nhân gây ra hàng triệu ca tử vong mỗi năm và khiến Trái Đất ấm lên.

Năng lượng tái tạo đạt kỷ lục 30% lượng điện năng toàn cầu

Dữ liệu mới cho thấy năng lượng tái tạo đã đạt mức kỷ lục, chiếm tới 30% lượng điện năng của thế giới vào năm 2023.

Australia cân nhắc hạn chế số lượng sinh viên quốc tế

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, Bộ trưởng Giáo dục Australia đang cân nhắc khả năng đặt ra giới hạn về tuyển sinh quốc tế, theo một dự luật được đề xuất nhằm "cải thiện chất lượng giáo dục”.

Hội nghị các nhà tài trợ tại Kuwait cam kết huy động hơn 2 tỷ USD cho Gaza

Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, Hội nghị của các nhà tài trợ quốc tế tại Kuwait đã cam kết viện trợ hơn 2 tỷ USD cho Dải Gaza ngày 12/5, trong bối cảnh Tổng thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres kêu gọi ngừng bắn "ngay lập tức” ở dải đất đang bị phong tỏa này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục