10 tháng đầu năm 2023, tại Hà Nội, số nhiễm HIV mới phát hiện được là 364 trường hợp, tăng so với cùng kỳ năm 2022.

Các trường hợp mới phát hiện chủ yếu là nam giới (82,7%), lây truyền qua đường tình dục (53%), đường máu (10,4%), không có thông tin về đường lây (36,1%).

Số người mắc HIV mới được phát hiện chủ yếu ở lứa tuổi từ 25-49 (57,1%) và 15-25 tuổi (30,2%). Nhóm đối tượng nam quan hệ tình dục đồng giới và vợ/chồng/bạn tình người nhiễm HIV là hai nhóm có số mới phát hiện nhiều nhất trong 10 tháng qua và chiếm tỷ lệ lần lượt là 32,4% và 18,4%, nhóm nghiện chích ma túy chỉ còn 10,4%.

Về kết quả thực hiện mục tiêu 90-90-95, tính đến 31/10/2023, có 70,4% người nhiễm HIV còn sống biết tình trạng nhiễm HIV của mình được quản lý, tăng 2,2% so với năm 2022. Thực hiện chỉ tiêu điều trị ARV, số người nhiễm HIV được duy trì điều trị ARV là 13.448/14.441 (93,1%).

Tỷ lệ bệnh nhân có kết quả xét nghiệm tải lượng virus dưới ngưỡng ức chế/tổng số bệnh nhân được làm xét nghiệm tải lượng virus là 7541/7695 (98%). Tỷ lệ này tương đương với cùng kỳ năm 2022 (năm 2022 là 98,6%).

Triển khai điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) tại 13 cơ sở, có 8361 khách hàng được sử dụng ít nhất 01 lần dịch vụ PrEP đạt 98,3% kế hoạch.

Duy trì điều trị Methadone tại 23 cơ sở (19 cơ sở thuộc ngành y tế quản lý, 04 cơ sở thuộc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội quản lý), hiện đang điều trị cho 4962 bệnh nhân, (đạt 93,6% so với chỉ tiêu giao).

Ngành Y tế Hà Nội đang duy trì các hoạt động chuyên môn về quản lý người nhiễm HIV/AIDS, giám sát trọng điểm trên nhóm nam nghiện chích ma túy; xét nghiệm, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm, điều trị ARV cho người nhiễm. Đồng thời, chương trình phòng chống HIV/AIDS phối hợp với các dự án, tổ chức phi chính phủ, tổ chức cộng đồng, cơ sở y tế quận, huyện, thị xã triển khai mở rộng các mô hình tiếp cận cộng đồng, tìm người nhiễm HIV đưa vào điều trị.

Theo số liệu cập nhật đến 31/10/2023, số trường hợp nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn thành phố là 21.991 trường hợp, trong đó 7550 trường hợp đã tử vong và 14.441 trường hợp nhiễm còn sống. Số trường hợp nhiễm HIV còn sống của Hà Nội chiếm 6,5% tổng số trường hợp nhiễm HIV còn sống của cả nước. 100% quận, huyện, thị xã có người nhiễm HIV. Quận, huyện có số người nhiễm HIV lũy tích cao nhất là Đống Đa, Hai Bà Trưng, Long Biên, Hoàng Mai, chiếm đến 50,2% tổng số trường hợp nhiễm HIV của thành phố.

Theo VTV.VN

Các tin khác


UNESCO vinh danh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác

Phiên họp của Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 ngày 21/11 đã thông qua nghị quyết phê chuẩn danh sách các "Danh nhân văn hóa và sự kiện lịch sử niên khóa 2023 - 2024", trong đó có hồ sơ kỷ niệm 300 năm ngày sinh của danh y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.

Đẩy mạnh tuyên truyền giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với các sở, ngành thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT).

Quy định mới về khung giá dịch vụ khám bệnh, kiểm tra sức khỏe trong các cơ sở của Nhà nước

Giá dịch vụ khám bệnh bảo hiểm y tế bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I là 42.100 đồng, bệnh viện hạng II 37.500 đồng, bệnh viện hạng III 33.200 đồng, bệnh viện hạng IV, trạm y tế xã 30.100 đồng.

Triển khai tiêm vác xin phòng lao

Nhằm giúp các đơn vị y tế có phòng sinh chuẩn bị đầy đủ các yếu tố yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật để triển khai tiêm vắc xin phòng lao (BCG), Khoa phòng, chống bệnh truyền nhiễm – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hòa Bình tổ chức giám sát, hỗ trợ công tác triển khai tiêm vắc xin phòng lao ( BCG) tại phòng tiêm Khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Thời tiết chuyển lạnh ảnh hưởng đến đời sống, sức khỏe người dân

Những ngày gần đây, nhiệt độ trên địa bàn tỉnh đang nắng, nóng, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, mưa lớn đã giảm sâu. Nền nhiệt giảm đột ngột ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt và sức khỏe của người dân, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ em.

Tại sao người lớn tuổi cần tiêm vaccine cúm hằng năm?

Người lớn tuổi thường có hệ miễn dịch suy yếu và mắc nhiều bệnh lý nền. Vaccine cúm giúp giảm từ 30 đến 57% nguy cơ nhập viện ở người lớn tuổi, giảm tỷ lệ tử vong do cúm ở người có bệnh lý nền tim mạch, tiểu đường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục