(HBĐT) - Không riêng gì ở thành phố Hòa Bình và các huyện trong tỉnh, nhiều nhà hàng, quán ăn trưng biển hiệu “Cá sông Đà”. Thương hiệu nổi tiếng ấy còn cuốn hút nhiều thực khách đến với các nhà hàng lớn ở Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác. Đó là sự ghi nhận, tôn vinh giá trị bổ dưỡng, tươi ngon của cá sông Đà trong văn hóa ẩm thực Việt.

 

Thiết thực, hiệu quả nghề nuôi cá lồng trên sông Đà

 

Không riêng gì ở thành phố Hòa Bình và các huyện trong tỉnh, nhiều nhà hàng, quán ăn trưng biển hiệu “Cá sông Đà”. Thương hiệu nổi tiếng ấy còn cuốn hút nhiều thực khách đến với các nhà hàng lớn ở Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác. Đó  là sự ghi nhận, tôn vinh giá trị bổ dưỡng, tươi ngon của cá sông Đà trong văn hóa ẩm thực Việt. Những ngư dân gắn bó với dòng sông đã mô tả tận tường: “Lưu vực sông Đà hiện có 174 loài cá thuộc 85 giống, 19 họ, 6 bộ. Trong đó có tới 19 loài  giá trị kinh tế cao, 8 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam, có đủ bộ “ Ngũ quý hà thủy” gồm: chiên, anh vũ, dầm xanh, lăng, bỗng.

 

 

Phát triển nghề nuôi cá lồng trên vùng hồ Hòa Bình góp phần cải thiện và nâng cao đời sống người dân xã Thung Nai (Cao Phong).

 

Cùng với khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên, những năm qua, nghề nuôi cá lồng trên sông Đà, nhất là ở hồ Hòa Bình đã phát triển mạnh mẽ với số lượng lồng nuôi tăng theo từng năm. Để khai thác tiềm năng mặt hồ, tận dụng nguồn thức ăn có sẵn tại địa phương, hỗ trợ người dân sản xuất, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ khuyến khích, phát triển nuôi cá lồng bè vùng hồ Hoà Bình giai đoạn 2015-2020, hỗ trợ sau đầu tư kinh phí 5.980 triệu đồng cho 201 hộ dân nuôi cá ở các xã: Phúc Sạn, Tân Mai, Tân Dân (Mai Châu) và xã Thái Thịnh (TP Hòa Bình) với tổng số 278 lồng cá, tổng thể tích thực hiện 18.976,5 m3. Các hộ nuôi cá lồng ở huyện Mai Châu và TP Hòa Bình đã nhận đủ số tiền hỗ trợ sau đầu tư theo đăng ký ban đầu để yên tâm phát triển sản xuất. Năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 2.317 lồng, đến cuối năm 2016 đã phát triển lên 4.200 lồng với sản lượng đạt khoảng 3.700 tấn cá/năm, tạo việc làm và thu nhập cho hơn 1.000 lao động.

 

Với đa số người nuôi cá lồng với quy mô khác nhau đều lựa chọn những nơi mặt nước tĩnh, ít gió, không nằm trong luồng chảy của sông, hồ. Ngược lại có người chọn vùng nước xiết để đặt lồng nuôi cá. Đó là anh Đỗ Văn Nhuận với 80 lồng cá tại khu vực tổ 11, phường Tân Hòa TP Hòa Bình (bến phà Thia cũ). Trong 80 lồng cá của gia đình anh Nhuận, ngoài một vài lồng nuôi cá rô phi Đường Nghiệp với trọng lượng xuất bán tối thiểu 1kg/con, còn lại là cá tầm, loài cá khá nổi tiếng được thị trường ưa chuộng đã trở thành một sản phẩm mới trong nghề nuôi cá lồng trên sông Đà. Anh Nhuận chia sẻ: “Từ trước đến nay chưa ai nghĩ tại TP Hòa Bình, nhất là khu vực hạ lưu Nhà máy thủy điện Hòa Bình lại có điểm nuôi được cá tầm, vì trong quy hoạch phát triển cá nước lạnh của tỉnh là các xã Hiền Lương, Đồng Nghê, Suối Nánh, huyện Đà Bắc”. Sản phẩm “đầu tay” của gia đình anh Nhuận được trưng bày, giới thiệu tại Triển lãm thành tựu KT-XH nhân dịp kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm tái lập tỉnh và chính thức được xuất bán ra thị trường (chủ yếu là Hà Nội) dịp Tết Đinh Dậu với trọng lượng tối thiểu 3 kg/con, giá bán bình quân 250.000 đồng/kg.

 

Đã có sản phẩm đầu tay và dự kiến lớn hơn mà anh Nhuận đang ấp ủ là nuôi cá tầm lấy trứng, bởi trên thị trường, 1 kg trứng cá tầm hảo hạng có giá tới 20.000 USD, 1 kg trứng bình thường cũng có giá tới 10.000 USD. Để ước mơ đó trở thành hiện thực vẫn còn nhiều băn khoăn, trăn trở, bởi sau 7 năm cá Tầm mới cho thu hoạch trứng. Anh Nhuận tâm sự: “Với quy mô gần 1 ha, khi triển khai thực hiện, gia đình tôi đã tuân thủ nghiêm túc các quy định của Nhà nước về thú y, thủy sản, môi trường, ATGT đường thủy nội địa…Việc nuôi thành công cá tầm ở vùng hạ du sông Đà là mô hình mới, tạo ra sản phẩm mới. Nhưng để việc nuôi cá lồng ngày càng ổn định và phát triển gia đình tôi rất cần sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ của các cấp, ngành, vì trong thực tế phải tự xoay xở, vật lộn để tồn tại và phát triển là vấn đề hết sức khó khăn”.

 

“Cuộc chiến” trên sông nước- chưa có hồi kết

 

Gọi là “cuộc chiến” trên sông nước quả là không ngoa chút nào bởi trong thực tế có rất nhiều cách mưu sinh trên sông Đà. Trong đó, không ít người đã có những hoạt động gây sụt giảm, thậm chí gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản trên sông Đà nói chung và vùng hồ Hòa Bình nói riêng. Ngoài ra, thương hiệu “cá sông Đà” cũng bị không ít kẻ xấu lợi dụng để trục lợi.

 

Theo Chi cục Thủy sản tỉnh, một trong những nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng và ngày càng cạn kiệt về nguồn lợi thủy sản trên sông Đà và hồ Hòa Bình là do hoạt động đánh bắt quá mức của con người bằng các phương tiện hủy diệt như sử dụng xung điện cường độ lớn đánh sâu hàng chục mét, lưới điện, vó đèn, duốc cá bằng vôi bột, bằng bả độc là các loại cây bản địa. Tệ hại hơn còn có đối tượng sử dụng thuốc nổ (mìn) để khai thác thủy sản. Ngoài ra, hiện trên vùng hồ và vùng hạ du sông Đà còn có tới 1.200 tấm lưới 3 lớp và 500 vó đèn. Việc sử dụng những ngư cụ bị cấm, khai thác quá mức mang tính hủy diệt đã phá vỡ môi trường sinh thái, ngày càng làm cho nguồn lợi thủy sản hồ Hòa Bình và trên sông Đà bị cạn kiệt. Đó cũng là nguyên nhân nảy sinh bất đồng và xung đột giữa những người làm ăn chân chính và những kẻ bất lương.

 

Ông Lê Văn Hùng, một “tay câu” có tiếng ở phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) bức xúc cho biết: “Câu cá không phải là nghề nhưng là thú vui của nhiều người. Đã không ít lần chúng tôi xua đuổi, thậm chí dùng gạch, đá ném để ngăn cản những người khai thác, đánh bắt thủy sản bằng xung điện, thuốc nổ, lưới ba lớp. Thực tế, cá trên sông Đà ngày càng cạn kiệt do hoạt động đánh bắt bằng những ngư cụ đã bị cấm diễn ra quanh năm ở mọi khu vực có thể và diễn ra nhiều lần trong ngày. Theo đó, cá bị xua đuổi nên đi đẻ ở các bãi đẻ nhỏ, phân tán ở những nơi hiểm trở, nhiều thác, ghềnh trên vùng thượng nguồn.

 

Tẩy chay “cá bẩn” là một thực tế giữa các hộ nuôi cá lồng trên vùng hồ Hòa Bình. ông T (đề nghị giấu tên) chủ của hơn 20 lồng cá ở xã Thung Nai (Cao Phong) cho biết: “Thương hiệu cá sông Đà đã bị một số kẻ xấu lợi dụng và không ít lần chúng tôi tẩy chay, đả phá. Trong thực tế, 6 tháng là chu kỳ nuôi và thu hoạch các loại cá như trắm, chép. Nhưng chúng tôi nghi ngờ và theo dõi một số hộ thu hoạch cá với chu kỳ nuôi khoảng 1 tháng. Sau khi bị chúng tôi “Phục kích” bắt quả tang, những hộ này thú nhận là mua “cá bẩn” với giá rẻ đánh bắt từ các đầm, ao, hồ ở Hà Nội và sông Kinh Thầy ở Hải Dương đem về thả vào lồng để “làm sạch” và lấy thương hiệu cá Sông Đà bán cho được giá. Hành vi này rất cần sự vào cuộc của các ngành chức năng mới có thể giải quyết triệt để”.

 

Ô nhiễm môi trường nước cũng là nỗi lo canh cánh của những người nuôi cá lồng trên sông Đà và vùng hồ Hòa Bình. Anh Đỗ Văn Nhuận trăn trở: “Trước đây, nước thải sinh hoạt đều được đưa vào hệ thống bể chức hoặc qua các hồ, ao để xử lý nhưng mấy năm gần đây lại xả thẳng ra sông. Đây là vấn đề đáng lo ngại. Bên cạnh đó, việc mua và sử dụng cá vụn làm thức ăn cho cá lồng cũng gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng nhưng chưa được các ngành chức năng kiểm tra, xử lý”.

 

Sản xuất CN-TTCN ảnh hưởng đến môi trường nước trên vùng hồ Hòa Bình cũng là vấn đề đáng quan tâm. ông Hà Văn Phan ở xã Phúc Sạn (Mai Châu) phàn nàn: “Chỉ riêng khu vực Bãi Sang đã có 4 cơ sở sản xuất đũa. Theo đó, hóa chất, diêm sinh xả thẳng ra sông làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước và ảnh hưởng trực tiếp đến các hộ nuôi cá lồng. Các hộ dân ở đây đã kiến nghị nhiều lần nhưng thực trạng này không được giải quyết dứt điểm”

 

Giải pháp để bảo vệ nguồn lợi thủy sản

 

Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT,  để bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên sông Đà và vùng hồ Hòa Bình, trước mắt cũng như lâu dài, việc thực hiện nghiêm túc Luật Thủy sản và các văn bản liên quan, làm tốt công tác quản lý và khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản là giải pháp bắt buộc. Trong đó, để triển khai hiệu quả các giải pháp đưa Luật Thủy sản vào cuộc sống cần chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng về thực hiện Luật Thủy sản cho người dân ven sông và vùng hồ. Việc nuôi trồng, khai thác thủy sản cần được đặt dưới sự quản lý của cơ quan chức năng và chính quyền các địa phương. Các huyện, thành phố dọc sông Đà và vùng hồ Hòa Bình nghiên cứu xây dựng mô hình bảo vệ nguồn lợi thủy sản có sự tham gia của cộng đồng, triển khai các cơ chế, chính sách phù hợp, hỗ trợ phát triển KT-XH vùng hồ, vùng hạ lưu sông Đà, giảm áp lực đánh bắt thủy sản. Xây dựng cơ chế, chính sách khai thác diện tích mặt nước hồ, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất thủy sản.

 

Các ngành chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hoạt động đánh bắt thủy sản trái pháp luật, nhất là các hoạt động đánh bắt mang tính hủy diệt, tàn phá nguồn lợi thủy sản và môi trường. Đặc biệt, rong thời gian tới, tiếp tục phát triển ngành thủy sản theo hướng bền vững, trên cơ sở ứng dụng công nghệ mới nhằm đa dạng sản phẩm, tăng năng suất trên đơn vị diện tích, tăng giá trị thu nhập, duy trì và mở rộng hình thức nuôi, khai thác, tạo việc làm thu hút lao động. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo chuyển biến tích cực về nhận thức, hành động để người dân có đầy đủ thông tin về hiệu quả của nuôi cá lồng bè, yên tâm gắn bó với nghề. Thường xuyên mở các lớp tập huấn cho người dân về kỹ thuật nuôi, cập nhật, chuyển giao kỹ thuật làm lồng mới cho người dân để tăng hiệu quả, giảm bớt ô nhiễm môi trường, giảm dịch bệnh cho cá. Quản lý chặt các hoạt động về cung cấp giống, thức ăn, xử lý các trường hợp dịch bệnh, thiên tai, chú trọng bảo vệ môi trường nước. Hỗ trợ các cơ sở (hộ, nhóm hộ, HTX, trang trại) nuôi thủy sản bằng lồng bè có quy mô 50 m3 trở lên thuộc vùng quy hoạch nuôi thủy sản tập trung được UBND tỉnh phê duyệt.

                                                                                        

                                                                         

                                                                 Đức Phượng

 

 

 

 

Các tin khác


Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục