(HBĐT) - Những trận đánh của quân và dân các dân tộc trong tỉnh tại đồi Dụ, cầu Mè (Mông Hóa - Kỳ Sơn) trong Chiến dịch giải phóng Hòa Bình lần thứ 2 (1951 - 1952) là dấu son sáng chói của quân và dân ta. Dù trải qua 65 năm nhưng vẫn còn đó địa danh đã đi vào lịch sử - đồi Dụ, cầu Mè; còn đó tượng đài chiến thắng và những người trực tiếp cầm súng, đánh giặc giữ đất, giữ làng...

 

Lịch sử đã trải qua 65 năm, đi tìm một nhân chứng không phải là dễ. Nhưng chúng tôi may mắn khi được trung tá Nguyễn Hữu Tiếp, Chính trị viên phó - Ban CHQS huyện Kỳ Sơn đưa về gặp ông Nguyễn Quốc Sự ở xóm Dụ 7, xã Mông Hóa -

 

 

Dưới tượng đài chiến thắng quân - dân Hoà Bình và Trung đoàn 66, ông Nguyễn Quốc Sự ở xóm Dụ 7, xã Mông Hóa (Kỳ Sơn) luôn là người “truyền lửa” cho thế hệ trẻ về truyền thống anh hùng của quân và dân trong Chiến dịch giải phóng Hoà Bình.

 

Tham gia trận đánh đồi Dụ, cầu Mè năm xưa. Dù đã hơn 90 tuổi, sức khỏe giảm sút nhưng trong tâm trí ông vẫn vẹn nguyên ký ức về những trận đánh ở đồi Dụ, cầu Mè năm xưa. ông chia sẻ: Tớ may mắn là vẫn còn được sống ở nơi năm xưa mình từng cầm súng chiến đấu đánh giặc giữ đất, giữ làng. Những địa danh đồi Dụ, cầu Mè gần đến nỗi, chỉ cần bước ra khỏi cửa cũng có thể nhìn thấy rõ ngay trước mắt.

 

Ở ngay nơi đã từng cầm súng, đánh giặc giữ đất, giữ làng, vì thế ông đã trở thành người “truyền lửa” cho các thế hệ trẻ trên quê hương Mông Hóa. Chẳng vậy mà với nhiều người dân ở Mông Hóa từ trước đến giờ đã quen với hình ảnh lũ trẻ quây quần bên tượng đài chiến thắng tại cầu Dụ để nghe một cụ ông hiền từ kể về những trận đánh năm xưa.

 

Cùng ông, chúng tôi đi về hướng cầu Mè, về đài tưởng niệm chiến sỹ Trung đoàn 66. Đứng trên trận địa cũ, chợt thấy đôi mắt người chiến binh năm xưa như nhòa đi để ký ức với tiếng súng rền rã cùng tiếng hô xung phong thuở thanh xuân chợt hiện về. Trong câu chuyện của ông, chúng tôi thấy có lửa. Một ngọn lửa hào hùng, ý chí quyết chiến, quyết thắng của trai trẻ thời chiến trận. ông kể: Thời kỳ Chiến dịch Hòa Bình, lúc đó tớ 25 tuổi, cấp bậc hạ sỹ, là lính của Trung đoàn 320 được phân công phụ trách tham gia Chiến dịch Hòa Bình. Địa bàn chiến đấu chủ yếu ở Kỳ Sơn, dọc theo tuyến đường 6. Nếu nói về Chiến dịch Hòa Bình thì không thể không nói đến những trận đánh đồi Dụ, cầu Mè. Ngày 10/12/1952, ta bắt đầu mở màn Chiến dịch Hòa Bình. Cùng với bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích xã Mông Hóa đã tổ chức, tham gia đánh địch dọc tuyến đường 6. Tại đây, chỉ bằng vũ khí thô sơ, hỏa lực hạn chế nhưng du kích địa phương đã có những trận đánh làm quân Pháp phải kinh hồn, bạt vía. Ngày 2/12/1951, du kích địa phương cùng Đại đội 16 (bộ đội địa phương - Kỳ Sơn) phối hợp với bộ đội chủ lực là Trung đoàn 66 tiêu diệt một đoàn xe 34 chiếc ngay trên tuyến giao thông huyết mạch. Tiếp đó, ngày 11/12/1951, du kích xóm Dụ, xã Mông Hóa cùng Đại đội 16 phối hợp với Tiểu đoàn 616 phục kích đánh địch trên đường 6, đoạn từ cầu Dụ đến hang đá Thau, diệt 2 trung đội lính âu - Phi của địch, phá hủy 10 xe quân sự, giải thoát hàng chục đồng bào bị địch bắt đi làm phu phen. Ngoài những trận đánh trên, trong thời gian diễn ra Chiến dịch Hòa Bình, quân và dân Kỳ Sơn còn phối hợp với các đơn vị chủ lực quấy rối địch ở nhiều vị trí như Đồng Bến, Gò Bùi, tổ chức gài mìn, bắn tỉa, bẻ gãy nhiều đợt càn quét của địch.

 

Chiến dịch Hòa Bình được mở ra, chỉ trong thời gian ngắn, quân Pháp liên tục ở trong tình trạng phải chống đỡ vất vả. Lực lượng dần bị tiêu hao, tinh thần và sức chiến đấu của binh lính sa sút nghiêm trọng. Để tránh nguy cơ bị tiêu diệt, ngày 23/2/1952, địch buộc phải rút chạy khỏi thị xã Hòa Bình. Trên đường rút chạy, giặc Pháp luôn bị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương truy kích, chặn đánh, chia cắt đội hình hành quân tháo chạy của chúng. Đến nỗi, sau này khi sống sót chạy thoát khỏi Hòa Bình, nhiều tên lính Pháp đã phải cay đắng thốt lên: Đoạn đường rút chạy khỏi Hòa Bình là đoạn đường đầy máu và nước mắt.

 

Đứng dưới tượng đài chiến thắng của quân, dân Hòa Bình và Trung đoàn 66 tại cầu Mè, ông Nguyễn Quốc Sự bồi hồi: Trên đường rút chạy, giặc Pháp liên tục bị quân và dân ta chặn đánh. Trong đó, trận đánh ở vị trí từ đồi Dụ, cầu Mè đến hang Nước trong ngày 23/2/1952 là một trong những trận đánh điển hình. Tại đây, chưa đầy 2 giờ, ta tổ chức phục kích, tiêu diệt 1 tiểu đoàn giặc, phá hủy 34 xe quân sự. Riêng vị trí cầu Mè, ta đã tiêu diệt hàng chục tên địch, phá hủy 9 xe quân sự, thu được nhiều vũ khí, trang bị của giặc.

 

Có thể nói, chiến thắng đồi Dụ, cầu Mè trong chiến dịch giải phóng Hòa Bình cách đây 65 năm của quân và dân ta không chỉ góp phần đập tan phòng tuyến trên hành lang Đông - Tây của địch mà chiến thắng này còn đặt dấu chấm hết cho tham vọng lập “xứ Mường tự trị” của quân Pháp ở Hòa Bình. Nhưng hơn cả là đã quét sạch bóng quân thù trên vùng đất 4  Mường sau một thời gian dài phải chịu sự kìm kẹp, áp bức, thậm chí là sự tàn sát dã man khi quân Pháp mang ngọn lửa chiến tranh về vùng đất yên bình này.

 

                                                            Mạnh Hùng

 

 

Các tin khác


Gặp gỡ cựu chiến binh tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

70 năm đã trôi qua nhưng ký ức, kỷ niệm về tháng ngày tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí cựu chiến binh Lý Văn Ngoan (ảnh), hiện sinh sống tại thôn Đồng Tiến, xã Phú Thành, huyện Lạc Thủy.

Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục