(HBĐT) - Được hưởng lợi từ Đề án đầu tư, hỗ trợ 36 thôn, bản đặc biệt khó khăn (ĐBKK) của tỉnh, những điểm mới tích cực đã xuất hiện ở không ít xóm nghèo. Thế nhưng, với những khó khăn gặp phải, hành trình về đích của các xóm nghèo cần lắm sự chung tay của các cấp, các ngành.

 

Danh mục xây mới, nâng cấp các phòng học cho bậc tiểu học và mầm non chưa được triển khai trong 3 năm  đầu thực hiện Đề án. ảnh: Lớp học chắp vá ở chi xóm Hà, trường tiểu học Đồng Chum A, xã Đồng Chum (Đà

Bắc).  ảnh: P.V

 Những “điểm mới” nhen nhóm ở “bản cũ”…

 Trong những thôn, bản ĐBKK mà chúng tôi đặt chân đến, ngoài  nỗi trăn trở, ở các xóm nghèo đều cho thấy sự đổi thay lạc quan. Lần về xóm Sổ, xã Trung Thành (Đà Bắc), những đồi keo, xoan phủ sắc xanh mướt trên những triền đồi cằn cỗi trước đây là một hình ảnh rất mới. “Dê dự án hỗ trợ rất phù hợp chăn thả. Bà con tập trung vào trồng rừng và nuôi dê để xóa đói, giảm nghèo”, bà Đinh Thị Lộc, khi đó (năm 2014) là Trưởng xóm Sổ đã bộc bạch với chúng tôi như vậy. Gỡ được những “nút thắt” như đường giao thông, điện, cây cầu bắc ngang suối, xóm Sổ đã có bước tiến đáng ghi nhận.

 

Ở xóm Thung, xã Trung Hòa (Tân Lạc), với sự hỗ trợ của chính quyền các cấp và từ Đề án, xóm cũng tìm được hướng đi trong phát triển kinh tế. Tận dụng địa hình tự nhiên chủ yếu là đồi núi, bà con xóm Thung đã phát triển  nuôi dê, bò theo hình thức chăn thả. Nhiều hộ nâng đàn trên 10 con, đem lại nguồn thu nhập ổn định. Dẫu chưa đạt thành quả mang tính bứt phá nhưng ở các xóm vốn được coi là chốn sơn cùng, thủy tận như Đồi Thung (xóm Thung 1 và Thung 2), xã Quý Hòa hay xóm Pheo, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn); xóm Kế, xã Mường Chiềng, xóm Hà, xã Đồng Chum (Đà Bắc), bà con đã nhìn thấy những tiềm năng lớn trong việc khai thác tiềm năng, lợi thế. Đó là các hướng đi phù hợp như: trồng luồng, rau, củ, quả ưa lạnh, trồng rừng, nuôi trồng thủy sản, các sản phẩm bản địa. Ngoài ra, ở các thôn, bản ĐBKK này, việc đưa giống mới có năng suất cao vào canh tác, sản xuất cũng được bà con chú trọng.

 

Tuy còn nhiều khó khăn, đường giao thông trắc trở, chưa có điện lưới quốc gia nhưng vài năm trở lại đây, ở xóm “nhiều không” – xóm Pheo, xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn), các em nhỏ vẫn đều đặn vượt đường xa đến trường. Không chỉ ở Pheo, hầu hết những xóm mà chúng tôi đến công tác, tỷ lệ con em đến trường theo đúng độ tuổi  quy định đều đạt 100%. Không ít con em đã học lên chuyên nghiệp và quay trở về đóng góp cho quê hương. Cùng với đó, những mái nhà sàn truyền sống với phong tục, tập quán được duy trì cũng trở thành tiềm năng trong việc xây dựng cộng đồng du lịch trong tương lai.

 

Những “điểm mới” đó đã góp phần nâng tầm xuất phát điểm để các xóm nghèo này có sự phát triển đột phái. Đồng thời, giúp Đề án có được những hướng đầu tư hiệu quả hơn…

 

Những con số khiêm tốn

 

Sau 3 năm (2014 - 2016), nhìn vào kết quả thống kê mà Ban Dân tộc tỉnh cung cấp, có thể thấy, những kết quả đạt được vẫn ở mức khiêm tốn, với 20 công trình được xây dựng trên tổng số 120 công trình cần đầu tư. Theo đó, tính đến hết năm 2016 mới chỉ có 38,77% vốn đầu tư cơ sở hạ tầng được triển khai thực hiện. Cụ thể, về đường giao thông: mới xây dựng được 11/21 tuyến đường; thủy lợi  6/32 công trình; 2/12 nhà sinh hoạt cộng đồng; mở được 2 lớp đào tạo nghề, việc làm, với giá trị gần 150 triệu /4, 3 tỷ đồng. Các danh mục khác như: điện (4 công trình); 33 phòng học cho trường tiểu học và mầm non; 7 công trình nước sinh hoạt tập trung và hỗ trợ bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa bản địa đặc sắc đến nay vẫn chưa được đầu tư.

 

Theo nội dung của Đề án, UBND các huyện, thành phố là chủ đầu tư các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, sử dụng nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung của tỉnh phân bổ hàng năm cho ngân sách huyện, theo Nghị quyết của HĐND tỉnh. Thế nhưng, trong 3 năm qua, chỉ có 1 công trình  được đầu tư xây dựng ở xóm Đậu Khụ, xã Thống Nhất do UBND TP Hòa Bình triển khai. Sở Xây dựng là chủ đầu tư nguồn vốn hỗ trợ xóa bỏ nhà tạm theo Quyết định số 167, ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Đến nay, 341 căn nhà dột nát ở các thôn, bản ĐBKK chưa được hỗ trợ xây mới, sửa chữa.

 

Trong các danh mục đầu tư, việc hỗ trợ về sản xuất có lộ trình thực hiện “sát” với yêu cầu của Đề án nhất. Đến nay đã có hơn 10,7/13, 5 tỷ đồng được đầu tư hỗ trợ cho 36 thôn, bản ĐBKK của tỉnh. Theo chia sẻ của bà con, việc hỗ trợ hiện nay còn dàn trải, khó tạo được bước đột phá trong xóa đói, giảm nghèo. Nói về việc hỗ trợ dê giống cho bà con trong xóm, ông  ông Bùi Văn Cừ, Trưởng xóm Thăn Trên, xã Miền Đồi (Lạc Sơn) cho biết: “Tập tính của dê là sống bầy đàn nên hỗ trợ 30 con giống cho 30 hộ khiến dê phát triển chậm, ảnh hưởng đến sinh sản. Nếu với số lượng đó mà hỗ trợ cho 5 - 6 hộ thì hiệu quả sẽ cao hơn, sang năm sau hỗ trợ cho các hộ khác”.

 

Đồng chí Hoàng Quang Minh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho biết: Dù mới có 20/120 (chiếm 16,6%) danh mục công trình được xây dựng nhưng số vốn đầu tư đã chiếm gần 50% tổng mức đầu tư cho Đề án trong cả giai đoạn 2014 – 2018. Nguyên nhân là do khi khảo sát thực tế và triển khai thực hiện, giá trị các công trình đều tăng so với dự toán ban đầu cũng như giá vật liệu tăng, đồng tiền trượt giá. Với lộ trình thực hiện, sự phối hợp như hiện nay, đồng chí Trưởng Ban Dân tộc thừa nhận, Đề án khó đạt được những mục tiêu đã đề ra. Để “về đích”, ngoài vấn đề về nguồn vốn đầu tư, theo đồng chí Trưởng Ban Dân tộc, cần phải có một cơ chế đặc thù!

 

 

Bài 3: Cần có cơ chế đặc thù để xóm nghèo vượt khó.

                                                                                        Viết Đào

 

 

 

 

 

Các tin khác


Đổi thay nơi lòng chảo Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của những “pho sử sống”

Trong ký ức của họ, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa cả vùng đất rộng lớn của cánh đồng Mường Thanh bị tàn phá nặng nề, hoang tàn, ngồn ngang vũ khí và bom đạn sau chiến tranh… Và nay, sau 70 năm nơi chiến trường xưa là một thành phố trẻ tràn đầy sức sống. Giữa nhộn nhịp của cuộc sống, những chiến sỹ Điện Biên năm xưa như những "pho sử sống” trao truyền cho thế hệ hôm nay ngọn lửa của lòng tự hào, tinh thần đấu tranh anh dũng, bất khuất của dân tộc...

Kiên cường lính nhà giàn DK1

Bất cứ ai có mặt trên sân thượng nhà giàn DK1/10 ở bãi cạn Cà Mau sáng đó chắc không thể nào quên: những gương mặt cương nghị, rắn rỏi đượm vị mặn mòi biển cả và những lời thề của cán bộ, chiến sĩ (CB,CS) nhà giàn trong buổi chào cờ. Gió lồng lộng thổi, nắng vàng rực rỡ. Dưới chân nhà giàn, những con sóng vẫn trào dâng như hòa điệu vào bài Quốc ca và lời tuyên thệ đanh thép của chỉ huy trưởng nhà giàn Nguyễn Đình Đức: "Nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Xin thề...”.

Về “ Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc"

Những ngày tháng Tư lịch sử, đoàn cán bộ, hội viên Hội Nhà báo tỉnh Hoà Bình và 2 tỉnh Hưng Yên, Thái Nguyên có dịp về thăm "Thủ đô gió ngàn - Chiến khu Việt Bắc” - An toàn khu (ATK) Định Hóa (Thái Nguyên). Chuyến đi mang nhiều ý nghĩa, giúp cán bộ, phóng viên, hội viên Hội Nhà báo các tỉnh được hiểu sâu hơn về lịch sử ATK Định Hóa nói riêng, lịch sử dân tộc nói chung.

Sài Gòn tháng Tư - Những sắc màu rực rỡ

Như một cơ duyên, cả 2 lần đến với Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh) đều vào tháng Tư. Sài Gòn hoa lệ vào những ngày này được trang trí thêm cờ hoa, khẩu hiệu, tổ chức thêm nhiều sự kiện kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc tế lao động (1/5)… Bởi thế, lòng người cũng hân hoan, hứng khởi. Muốn đi thật nhiều, cảm nhận thật nhiều về một thành phố giàu lịch sử và văn hóa, một đô thị sôi động và luôn rực rỡ sắc màu.

Khát vọng cống hiến vì miền Nam ruột thịt

Cứ mỗi dịp tháng 4 hằng năm, những cựu binh tham gia kháng chiến chống Mỹ lại cùng tề tựu để nhớ về thời hoa lửa lên đường đi chiến đấu với nhiệt huyết và khát vọng cháy bỏng vì độc lập và thống nhất đất nước. Mỗi người một hoàn cảnh, người gác việc học hành, tạm biệt người yêu lên đường kháng chiến, người là con độc nhất trong gia đình viết đơn tình nguyện đi bộ đội, thanh niên xung phong… với tâm thế được tận hiến cho Tổ quốc.

Khởi sắc vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà

Phương châm "nơi ở mới tốt hơn nơi ở cũ” được nhắc đi nhắc lại trong suốt hành trình triển khai Đề án ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân sông Đà. Cùng với những chính sách thiết thực, hiệu quả, những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thực tế, đời sống nhân dân vùng tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện từng bước ổn định.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục